Nhà Nguyên là triều đại kế tục của Đế quốc Mông Cổ do người Mông Cổ thành lập. Đây là triều đại do một dân tộc thiểu số cai trị đầu tiên hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước trong lịch sử Trung Quốc.
Theo đó, nhà Nguyên là triều đại có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc nhưng thời gian tồn tại của vương triều này lại rất ngắn. Tuy nhiên, triều đại này cũng để lại nhiều dấu ấn và không ít bí ẩn chưa có lời giải đáp. Đặc biệt, điều khiến cho người ta hiếu kỳ nhất chính là về lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn ở đâu?
Thành Cát Tư Hãn đã mất cách đây gần 800 năm, nhưng nơi chôn cất của ông vẫn chưa từng được tìm thấy. Nguyên nhân chỉ vì chìa khóa tìm ra nơi chôn cất quá đặc biệt, chính là con lạc đà.
Năm 1225, do sự phản bội của Vương quốc Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đã đích thân tấn công Tây Hạ. Trên đường đi, ông cũng tổ chức một cuộc đi săn. Thế nhưng trong cuộc đi săn này, Thành Cát Tư Hãn đã bị thương cộng thêm tuổi tác đã cao, nên bệnh mãi không khỏi. Cuối cùng, Tây Hạ chấp nhận đầu hàng mà không đánh và Thành Cát Tư Hãn cũng qua đời.
Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, ông được chôn cất theo truyền thống của người Mông Cổ. Để không cho những người sau này biết lăng mộ của ông ở đâu, tất cả những ai biết điều này đều bị giết. Khi đến nơi an táng, sau khi chôn quan tài, họ đã xua một vạn con ngựa đến san bằng nghĩa trang, hơn nữa còn trồng rất nhiều cỏ khiến người ta không còn thấy dấu vết đào bới ở nơi này nữa.
Trong cuốn "Nguyên Sử", hầu hết các hoàng đế nhà Nguyên, bao gồm cả Thành Cát Tư Hãn, đều được chép là "chôn cất tại Khởi Liễn Cốc" nhưng không ghi rõ địa điểm Khởi Liễn Cốc này thực sự nằm ở đâu.
Con cháu của Thành Cát Tư Hãn đã nghĩ ra cách tìm một nghĩa trang để thờ cúng tổ tiên trong tương lai. Họ tìm thấy một con lạc đà cái vừa sinh con, giết lạc đà con rồi vẩy máu xung quanh nghĩa trang. Nếu sau này muốn đến cúng bái, thì sẽ lùa lạc đà cái đi tìm nơi đó, vì nó có thể ngửi thấy mùi máu của lạc đà con. Nhưng rồi con lạc đà cái chết và thế giới mất đi chiếc chìa khóa duy nhất để tìm ra lăng mộ của ông.