Dân Việt

Giết 3 vị trọng thần, vì sao con trai Lưu Bị lại được khen là sáng suốt?

Phan 26/01/2022 08:30 GMT+7
Một số người cho rằng hành động giết trọng thần của Lưu Thiện không thỏa đáng, nhưng trên thực tế lại là quyết định cực kỳ anh minh.

Lưu Thiện là con trai của Chiêu Liệt đế Lưu Bị và Chiêu Liệt Hoàng hậu Cam thị, là vị Hoàng đế thứ hai và cuối cùng của nhà Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc. 

Sau khi Gia Cát Lượng chết, Lưu Thiện đã giết 3 vị trọng thần, nguyên nhân sâu xa khiến người đời trầm trồ khen quá mức sáng suốt - Ảnh 1.

Năm 223, Lưu Thiện lên ngôi, tại vị 42 năm. Ông đã bái Gia Cát Lượng làm tướng phụ và hỗ trợ Khương Duy đẩy mạnh chiến công Bắc phạt. 

Tuy nhiên, hậu nhân chỉ biết đến tiếng xấu của Lưu Thiện là vì ông đã tin dùng Hoàng Hạo (tên hoạn quan mưu mô xảo quyệt) để rồi cuối cùng khiến Thục Hán lâm vào cảnh diệt vong. Ngoài ra, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện còn giết 3 vị trọng thần của triều đình. Đó là những ai?

1. Lưu Diễm

Sau khi Gia Cát Lượng chết, Lưu Thiện đã giết 3 vị trọng thần, nguyên nhân sâu xa khiến người đời trầm trồ khen quá mức sáng suốt - Ảnh 2.

Lưu Diễm vốn là vị tướng được trọng dụng dưới thời Lưu Bị tại vị. Sau khi Lưu Thiện lên ngôi, Lưu Diễm liên tục được thăng quan tiến chức, từ hương hầu cho đến hậu tướng quân kiêm vệ úy và cuối cùng là tướng quân kỵ binh.

Quyền cao chức trọng, người người phải nể sợ, thế nhưng tại sao Lưu Diễm lại bị giết chết? Thật ra nguyên nhân bắt nguồn từ việc Lưu Diễm nghi ngờ vợ mình là Hồ thị đã "lên giường" với Lưu Thiện trong bữa tiệc chúc mừng năm mới của Chiêu Liệt Thái hậu. Sau đó, ông đã lạm dụng tư hình và đuổi vợ ra khỏi nhà. 

Cuối cùng, Hồ thị đã cáo trạng Lưu Diễm lên Hoàng thượng. Thế là Lưu Thiện nổi trận lôi đình phán tội chết cho Lưu Diễm. 

2. Lý Mạc

Sau khi Gia Cát Lượng chết, Lưu Thiện đã giết 3 vị trọng thần, nguyên nhân sâu xa khiến người đời trầm trồ khen quá mức sáng suốt - Ảnh 3.

Dưới thời của Lưu Bị, Lý Mạc được phái đi làm việc ở Ích Châu, sau đó lại được phong làm thái thú, thừa tướng tham mưu, An Hán tướng quân. Đến khi Lưu Thiện lên ngôi, Lý Mạc vẫn giữ được chức quan cao như trước. 

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện mặc đồ trắng tổ chức nghi lễ tưởng niệm 3 ngày. Mặc dù có vài điều bất mãn với Gia Cát Lượng nhưng Lưu Thiện vẫn luôn kính trọng vị thừa tướng uyên bác lẫy lừng. 

Song, Lý Mạc thật sự là một người không biết cách "nhìn mặt vua mà sống". Ông đã viết hẳn một bài khiển trách Gia Cát Lượng, nhẫn tâm nói lời xúc phạm đến người đã chết. Điều này khiến Lưu Thiện vô cùng tức giận nên đã thẳng tay chém chết ông. 

3. Dương Nghi

Sau khi Gia Cát Lượng chết, Lưu Thiện đã giết 3 vị trọng thần, nguyên nhân sâu xa khiến người đời trầm trồ khen quá mức sáng suốt - Ảnh 4.

Ban đầu, Dương Nghi là quan chủ bộ quản lý sổ sách của Khinh Châu, sau thì đầu quân cho Quan Vũ và được Lưu Bị đánh giá cao, cuối cùng được phong làm thượng thư.

Về sau, Dương Nghi đi theo phục vụ dưới trướng của Gia Cát Lượng và tham mưu vào các trận chiến. Sau khi Gia Cát Lượng bệnh chết trên chiến trường, Dương Nghi đã mang quân rút về nhưng gặp phải sự không đồng tình của tướng quân Ngụy Diên. 

Ngụy Diên một lòng muốn ở lại chiến đấu đến cùng nên nhất quyết không làm theo kế hoạch rút binh của Gia Cát Lượng đề ra trước đó. Dương Nghi đã thỉnh cầu Lưu Thiện khép Ngụy Diên vào tội mưu phản và tru di tam tộc.

Với công cao to lớn, Dương Nghi cho rằng bản thân sẽ thay thế Gia Cát Lượng để chấp quản triều chính. Lưu Thiện vốn đã biết Gia Cát Lượng không đánh giá cao Dương Nghi nên không cho ông được toại nguyện.

Sau đó, Lưu Thiện đã tước mũ quan của Dương Nghi vì đã tỏ thái độ bất mãn bất kính. Làm thường dân nhưng vẫn không "biết điều", Dương Nghi tiếp tục giở thói vu cáo và ngụy biện đủ điều. Cuối cùng, ông đã chịu cảnh tự sát trong ngục tù tăm tối. 

Một số người cho rằng hành động giết trọng thần của Lưu Thiện không thỏa đáng, nhưng trên thực tế lại là quyết định sáng suốt. 

Lưu Thiện giết Lưu Diễm để củng cố vương vị, trừng phạt những kẻ coi thường vương quyền; giết Lý Mạc để làm gương cho nhân sĩ vì đã có thái độ bất kính với vị thầy của muôn dân Gia Cát Lượng; giết Dương Nghi như một lời cảnh báo trước những kẻ đang lăm le quyền vị, coi thường quân chủ.


https://afamily.vn/3-vi-trong-than-bi-con-trai-luu-bi-giet-chet-trong-thoi-tam-quoc-hau-the-sau-khi-biet-nguyen-nhan-lien-tram-tro-khen-qua-sang-suot-20220108170052584.chn