Tranh hổ mang vía của chúa sơn lâm, một loài động vật ăn thịt. Chính vì vậy khi treo tranh hổ bạn không nên chụp ảnh chung với tranh hoặc tượng hổ. Có nhiều người cho rằng điều này là bình thương nhưng theo phong thủy nó sẽ tạo ra ám ảnh trong tiềm thức gây bất an. Điều mà nhận thức bên ngoài chúng ta có thể không nhận ra.
Treo tranh hổ hướng ra ngoài sẽ tạo ra cảm giác an toàn còn nếu hướng tranh hổ vào nhà sẽ có ý nghĩa là "săn mồi". Dù tranh hổ có hợp với gia chủ thì cũng không tốt cho các thành viên khác trong gia đình nếu như treo sai cách.
Khi treo tranh bạn nên chọn vị trí gần cửa hoặc cửa sổ,… Đây là những nơi thông thoáng tầm nhìn và hướng đi.
Vì tranh hổ có linh khí nên nếu treo quá thấp tức là thiếu tôn trọng còn nếu treo quá cao thì sẽ khiến nó trở nên "quá mạnh".
Dù tín hay không tín bạn cũng nên thực hành phương pháp "giải thoát" cho hổ và cho chính tiềm thức của bản thân.
Cách làm là dùng 2 tờ giấy nhỏ màu đỏ, dán vào đầu và đuôi hổ. Vào giữa buổi trưa bạn đứng trước tranh rồi khấn nhẩm trong đầu: "Thưa Đức Phật, xin Người hãy dẫn hổ quay lại chỗ mà nó tới. Từ giờ trở đi, bức tranh này chỉ là một tác phẩm nghệ thuật".
Nếu không tín Phật, bạn có thể khấn vị nào mà bạn có đức tin. Điều này giúp tiềm thức của bạn được thư giãn, gỡ bỏ ý niệm rằng đây là một mối nguy hiểm tồn tại thật. Theo phong thủy thì việc này giúp bức tranh được hóa giải mặt xấu.
Đây là một mẹo xử lý phong thủy khi treo tranh hổ theo tư vấn của các chuyên gia, các gia đình cảm thấy không phù hợp có thể bỏ qua.
Đối với các bức tranh rồng hay hổ đều không nên treo quá 5 bức tranh hoặc không quá 5 con trong một bức. Lý do là bởi nó tạo ra quá nhiều năng lượng thuần dương và sức mạnh mãnh thú. Nó có thể khiến bạn và các thành viên trong gia đình cảm thấy bồn chồn lo âu, bất an,…
*Thông tin chỉ mang tính tham khảo