Vì sao mộ tặc Tôn Điện Anh cả gan nhổ hết răng Càn Long?
PV
13/02/2022 10:31 GMT+7
Sau khi vào Thanh Đông lăng, Tôn Điện Anh cùng đồng bọn đánh cắp của cải trong lăng mộ của hoàng đế Càn Long. Y còn nhổ hết răng của nhà vua để lấy bảo vật.
Hoàng đế Càn Long là một trong những vị vua vĩ đại và nổi tiếng nhất trong lịch sử nhà Thanh. Sau khi băng hà, ông được chôn cất trong lăng mộ ở Thanh Đông lăng. Ảnh: Sohu
Quần thể lăng mộ này là nơi chôn cất của 5 hoàng đế: Thuận Trị, Khang Hi, hoàng đế Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị cùng với 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa triều đại nhà Thanh. Ảnh: Sohu
Tuy nhiên, kể từ năm 1914, do ngân sách công ngày càng eo hẹp nên những người làm nhiệm vụ bảo vệ Thanh Đông lăng chuyển sang khai hoang, canh tác để có tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Sohu
Do hệ thống bảo vệ ngày càng yếu nên những tên trộm mộ nắm bắt thời cơ lẻn vào Thanh Đông lăng để trộm đồ tùy táng giá trị. Ảnh: Sohu
Điển hình là trường hợp của Tôn Điện Anh. Vào tháng 7/1928, gã lấy cớ diễn tập quân sự để đưa quân vào Thanh Đông lăng. Sau khi vào được bên trong, nhóm của Tôn Điện Anh dùng thuốc nổ phá cửa tiến vào Thanh Dụ lăng của vua Càn Long. Ảnh: Sohu
Tôn Điện Anh cùng đồng bọn lấy đi vô số đồ tùy táng bằng vàng, bạc, ngọc ngà châu báu, thư pháp, tranh cổ.... Trong số này có cả thanh Cửu Long bảo kiếm quý giá của vua Càn Long. Ảnh: Sohu
Theo ước tính, giá trị những cổ vật bị Tôn Điện Anh cướp được từ Thanh Đông lăng có thể lên tới 100 triệu Nhân dân tệ. Ảnh: Sohu
Không những vậy, nhóm mộ tặc do Tôn Điện Anh cầm đầu còn hủy hoại thi hài hoàng đế Càn Long. Chúng mở nắp quan tài để đưa thi hài nhà vua ra bên ngoài. Ảnh: Sohu
Tiếp đến, Tôn Điện Anh nhổ hết răng của vua Càn Long để lấy một bảo vật đặt trong miệng. Đó chính là viên ngọc Tây Tạng. Người xưa đặt ngọc vào trong miệng nhằm giúp thi hài nguyên vẹn theo thời gian. Ảnh: Sohu
Hành động ngông cuồng, tàn bạo của Tôn Điện Anh và đồng bọn khiến thi hài vua Càn Long bị tổn hại nghiêm trọng, khó có thể phục hồi nguyên trạng. Ảnh: Sohu