Tử Cấm Thành vẫn được biết đến là nơi ở của vua, hay còn gọi là cung điện. Hoàng đế khi sống ở đây sẽ nhận được hưởng sự phục vụ tốt nhất từ người hầu cũng như được nếm thử tất cả những món ngon, bảo vật tinh túy trong nhân gian. Thế nhưng các hoàng đế triều Thanh lại không hề muốn sống trong Tử Cấm Thành, phần lớn thời gian họ đều đến nơi khác là Viên Minh Viên.
Trong những bộ phim Trung Hoa thời phong kiến chúng ta vẫn nhìn thấy hình ảnh các vị hoàng đế tự do tự tại trong chốn hoàng cung, nhưng thực chất không hoàn toàn như vậy. Mọi chuyện không hề như chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí còn cảm thấy vô cùng chèn ép và gò bó khi ở trong cung.
Trên thực tế, trong cung có hàng trăm hàng nghìn quy tắc nghiêm khắc được truyền từ đời này sang đời khác. Hoàng đế không phải muốn xóa là có thể bỏ được. Cụ thể là cơ chế làm việc nghiêm khắc của phòng Kính sự đã gây ra cảm giác gò bó của hoàng thượng khi sống trong cung.
Chính vì sự khó chịu không mong muốn ấy mà các vị hoàng thượng thường rất thích đi ra khỏi cung. Đa phần các hoàng đế triều Thanh đều thích đến Viên Minh Viên nghỉ ngơi, thậm chí họ còn dành rất nhiều thời gian để ở đây xử lý việc chính sự. Viên Minh Viên có điều gì đặc biệt mà các hoàng thượng đều muốn trốn khỏi Tử Cấm Thành mà đến đây
Viên Minh Viên có tên đầy đủ là Viên Minh Tam Viên, nơi đây là viên lâm được xây dựng để phục vụ riêng cho hoàng gia. Cấu trúc do ba viên lâm là Viên Minh Viên, Trường Xuân Viên và Kỳ Xuân Viên hợp thành. Đây cũng là lý do viên lâm này được lấy tên Viên Minh Tam. Khu viên lâm này là tập hợp của rất nhiều khu vườn vừa và nhỏ phân bố ở ba mặt đông, tây, nam.
Tổng diện tích của viên lâm này là khoảng 3,5 ki lô mét vuông. Diện tích của các kiến trúc được xây dựng tại đây đạt hơn 200.000 mét vuông. Vì trong Viên Minh Viên có khoảng hơn 150 thắng cảnh nên nó còn được gọi với cái tên "Viên trong vạn viên". Các vị hoàng đế thường đến đây vào mùa hạ để vừa tránh nóng vừa giải quyết việc triều chính và quân sự. Nhiều người còn coi nơi đây là hoàng cung mùa hè.
Sau khi vua Ung Chính kế vị đã cho mở rộng xây dựng nơi đây và hình thành nên Viên Minh Viên thập tứ cảnh. Ông cho xây rất nhiều phòng trực để thuận tiện ở đây nghe quan lại tâu chuyện chính sự. Thời vua Càn Long, ông đã xây dựng thêm Trường Xuân Viên và Kỳ Xuân Viên. Đến đời vua Gia Khánh lại cho mở rộng xây dựng thêm một thắng cảnh phía tây lộ.
Việc chú trọng cho tu sửa và xây dựng các công trình kiến trúc nơi đây đủ để thấy sự yêu thích của các vị vua với viên lâm này. Ngoài ra, nơi này còn một đặc điểm khiến vua yêu thích phần là vì khi đến đây họ có thể tránh khỏi sự quấy rầy của phòng kính sự trong cung. Họ không cần cảm thấy gò ép khi mọi hành động của mình đều bị người khác giám sát và nhắc nhở.
Trong chiến tranh Viên Minh Viên đã vô số lần bị phá hủy nhưng nhờ sự quan tâm của chính phủ Trung Quốc, ngày nay Viên Minh Viên đã được phục dựng lại và liệt vào danh sách di tích bảo hộ cấp quốc gia. Viên Minh Viên cũng là nơi lưu trữ nhiều di tích và câu chuyện do nhiều đời hoàng đế lưu lại.