Dân Việt

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân

Nguyễn Đức 06/03/2022 13:44 GMT+7
Khu vực Cảng Hồng Vân bị sụt lún dài khoảng 63 m từ vị trí K89+320 đến K89+383; đặc biệt, cầu cảng số 2 có dấu hiệu nghiêng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện qua lại.

Sụt lún tại khu vực Cảng Hồng Vân,Thường Tín, Hà Nội. Clip: Nguyễn Đức


Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 2.

Tuyến kè Xâm Thị, trên tuyến đê Hữu Hồng bị sạt lở nằm trong khu vực phạm vi Cảng Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 3.

Theo báo cáo của Chi cục phòng chống thiên tai, sáng 13/1/2022, tại tuyến kè Xâm Thị, trên tuyến đê Hữu Hồng thuộc khu vực phạm vi Cảng Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng. Khu vực sạt lở từ vị trí K89+320 đến K89+383 có chiều dài tương ứng khoảng 63 m trong khu vực Cảng Hồng Vân của Công ty Cổ phần Cảng Hồng Vân; mức độ sụt lún sâu khoảng từ 2 đến 3,5 m so với mặt bằng cầu cảng số 2.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 4.

Ghi nhận của phóng viên Dân Việt, khu vực sạt lở ngổn ngang đất đá, một số vị trí gần cầu cảng đất bị xói mòn vào sâu bên trong, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Các cơ quan chức năng xác định, tại vị trí từ K89+320 đến K89+383 có chiều dài tương ứng khoảng 63 m trong khu vực Cảng Hồng Vân của Công ty cổ phần Cảng Hồng Vân xảy ra sự cố sụt lún; mức độ sụt lún sâu khoảng từ 2 đến 3,5 m so với mặt bằng cầu cảng số 2, chiều dài sụt lún khoảng 40 m, chiều rộng khoảng 25 m tính từ mép ngoài cầu cảng số 2 trở vào; cầu cảng số 2 bị nghiêng, có khả năng xảy ra sụt, đổ gây mất an toàn.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 5.

Thậm chí, tại một số vị trí gần cầu cảng số 2, những mảng bê tông lớn bị gãy đổ xuống dưới ven sông.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 6.

Theo Hạt quản lý đê Thường Tín, sau khi xảy ra sự việc, Công ty Cổ phần Cảng Hồng Vân đã tự ý gia cố các khu vực bị sạt lở bằng những chiếc cọc bê tông. Tuy nhiên, việc gia cố này cũng chưa được các cơ quan chức năng đánh giá, chấp thuận, cho phép.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 7.

Ngay sau khi vụ sạt lở kè Xâm Thị xảy ra, đe doạ an toàn của tuyến đê hữu Hồng, Hạt quản lý đê điều huyện Thường Tín lập biên bản sự việc, phối hợp với cơ quan chức năng của huyện, xã Hồng Vân cắm biển cảnh báo khu vực sự cố, cử người theo dõi diễn biến sự cố sạt sạt lở. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ nguyên nhân, đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc. Hiện một số phương tiện máy móc có mặt tại khu vực sạt lở thực hiện việc gia cố.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 8.

Khu vực sạt lở lan rộng vào sát khu vực nhà xưởng xây dựng ở Cảng Hồng Vân.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 9.

Một số người dân ngồi bên cạnh khu vực sạt lở, nơi có nguy cơ mất an toàn.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 10.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, việc thực hiện nạo vét tại Cảng Hồng Vân theo như phương án phê duyệt của Cục đường thủy Nội địa Việt Nam có nguy cơ dẫn đến sạt lở kè Xâm Thị, đe dọa trực tiếp ổn định và an toàn của công trình đê điều.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 11.

Một số tảng đá lớn được gom lại để phía trên mặt khu vực bị sạt lở.

Hà Nội: Cận cảnh khu vực sụt lún “nuốt chửng” một phần Cảng Hồng Vân - Ảnh 12.

Khu vực bị sạt lở ngay cạnh sông Hồng. Nguyên nhân bước đầu dẫn đến vụ sạt lở là do Công ty Cổ phần Cảng Hồng Vân đang thực hiện việc nạo vét, duy tu vùng nước Cảng Hồng Vân trong hành lang bảo vệ kè không có giấy phép về lĩnh vực đê điều. Ngoài ra, một phần nguyên nhân khác có thể là do địa chất tại khu vực là lớp cát pha kết cấu rời rạc dẫn đến bị xói trôi dưới tác động của dòng chảy.