Phần mềm Trợ lý ảo hỗ trợ trong xét xử của toàn án được Tập đoàn Viettel phát triển được kỳ vọng có khả năng "Hỗ trợ đoán định tư pháp". Khi đó, người dùng chỉ cần nhập dữ liệu, tình huống pháp lý hệ thống dự đoán các tội danh hình sự hoặc thuộc tranh chấp dân sự phù hợp.
Trả lời những thắc của người dùng xoay quanh Trợ lý ảo, đơn vị phát triển là Viettel đã có những chia sẻ chi tiết về phần mềm này.
Theo đó, phần mềm Trợ lý ảo được coi một thành phần trong hệ thống Tòa án điện tử của Tòa án nhân dân tối cao, đóng vai trò như các thư ký riêng giúp Thẩm phán tra cứu nhanh chóng văn bản, chỉ dẫn áp dụng pháp luật, các nội dung giải đáp tình huống pháp lý cụ thể, các án lệ và bản án, quyết định đã công bố với các tình tiết, nội dung liên quan, nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian nghiên cứu, xử lý, ra quyết định đối với các vụ án.
Việc xây dựng "trợ lý ảo" là cách số hóa nguồn tài nguyên tri thức từ kinh nghiệm xử án các thẩm phán, cán bộ tòa án. Những tri thức đó cần được truyền lại bằng hệ thống công nghệ thông tin để có thể lan tỏa làm cơ sở áp dụng đồng bộ trong toàn bộ hệ thống tòa án cũng như các thế hệ sau có thể kế thừa, tham khảo. Hiện, 100 thẩm phán, chuyên gia đã được huy động tham gia dự án. Họ cũng là những người thẩm định, xem xét nội dung nào được số hóa, nạp vào phần mềm. Các thẩm phán cả nước có thể phản hồi, chấm điểm, đưa ra các tình huống cho "trợ lý ảo" để dự án ngày càng hoàn thiện và "thông minh hơn".
Về độ tin cậy và tính bảo mật của phần mềm, đơn vị phát triển cho biết, Trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán được đưa vào huấn luyện với các dữ liệu được tổ chuyên gia chọn lọc, đánh giá, thẩm định và các dữ liệu tham khảo khác từ đóng góp của toàn hệ thống tòa án. Đối với các dữ liệu đã được chuẩn hóa thì hoàn toàn các thẩm phán có thể tin cậy và áp dụng tương tự vào việc xử lý vụ án cụ thể. Đối với các dữ liệu được đóng góp nhưng chuẩn hóa, các thẩm phán cũng có thể tham khảo để có các quyết định thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình.
Phần mềm được triển khai chính thức trên hạ tầng dành riêng và xác thực, phân quyền cho từng tài khoản sử dụng của các thẩm phán, đảm bảo tính bảo mật về dữ liệu và phương thức truy cập, tra cứu.
Trong quá trình triển khai áp dụng trợ lý ảo ở Việt Nam có nhiều điểm thuận lợi, bởi đây là một ứng dụng thành phần trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, được sự ủng hộ và quyết tâm triển khai của các cấp lãnh đạo Nhà nước, bộ ngành, địa phương cũng như các doanh nghiệp. Các công nghệ công nghệ trí tuệ nhân tạo, xử lý ngôn ngữ, máy tìm kiếm thông mình cũng có những tiến bộ lớn để đáp ứng tốt cho khả năng tìm kiếm thông tin phù hợp nhất cho người sử dụng, áp dụng cho từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó tồn tại một số khó khăn khi xây dựng hệ thống. Để trợ lý ảo bắt đầu có khả năng trả lời các câu hỏi chuyên ngành, đòi hỏi các đơn vị triển khai cần có một đội ngũ chuyên gia đồng hành và chuẩn hóa dữ liệu huấn luyện cho trợ lý ảo. Sau đó, khi càng triển khai trên thực tế, càng có nhiều dữ liệu được đóng góp và thu thập từ người sử dụng, trợ lý ảo sẽ được huấn luyện ngày càng thông mình hơn
Công việc chuẩn hóa dữ liệu này sẽ tốn nhiều nguồn lực nhân sự và cần sự quyết tâm triển khai của đơn vị sử dụng, tuy nhiên kết quả của việc này là tri thức chuẩn hóa sẽ được lan tỏa, ứng dụng rộng rãi trong hệ thống giúp ích cho số lượng lớn người dùng.
Theo Viettel, việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống Trợ lý ảo được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2021, trợ lý ảo được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc thù của toà án, hoàn thiện phần cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng đến các bộ luật để xây dựng, hình thành kênh tri thức, đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin như: chỉ dẫn pháp luật, tra cứu văn bản pháp luật, hỏi đáp về án lệ,…
Giải đoạn 2 thực hiện trong năm 2022, trong đó sẽ tiếp tục hoàn thiện, bổ sung tri thức, huấn luyện trợ lý ảo, đưa ra cả hướng dẫn pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, hỗ trợ thẩm phán lập kế hoạch xét xử vụ án và xây dựng sơ đồ tư duy để giải quyết từng loại vụ án, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp, tiếp nhận, phân loại, xử lý hồ sơ trực tuyến,…
Giai đoạn 3 thực hiện từ năm 2023 đến 2030, trợ lý ảo sẽ được phát triển tính năng tự động phân tích, giám định thư pháp dựa vào thông tin của vụ án. Theo đó, căn cứ từ giai đoạn tố tụng, hệ thống đưa ra các cảnh báo, nhắc việc, hỗ trợ thẩm phán xây dựng các văn bản tố tụng; tập hợp, quản lý hồ sơ các vụ án điện tử.