Cục diện Thục Hán nói riêng và Tam Quốc nói chung có nhiều thay đổi sau cái chết đột ngột của Gia Cát Lượng. Có tài thao lược, 'thần cơ diệu toán', nhưng thừa tướng Gia Cát Lượng cũng ra đi đầy tiếc nuối khi chiến dịch Bắc phạt còn dang dở và sự nghiệp phục hưng Hán thất của Thục Hán vẫn chưa thành.
Tuy nhiên, theo Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi qua đời tại gõ Ngũ Trượng năm 234, Gia Cát Lượng cũng âm thầm để lại một tài năng cho Thục Hán. Đó là Khương Duy.
Khương Duy, tự Bá Ước, là người ở Thiên Thủy, Lương Sơn, một đại tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc. Ban đầu, Khương Duy làm Trung lang tướng của nhà Tào Thụy ở quận Thiên Thủy. Sau đó, ông đầu hàng Thục Hán và được Gia Cát Lượng trọng dụng, nhận bồi dưỡng như học trò.
Khương Duy phục vụ dưới quyền của thừa tướng Gia Cát Lượng, và sau đó là Tưởng Uyển, Phí Y. Sau khi đại thần Phí Y bị ám sát, Khương Duy nắm được binh quyền, từng nhiều lần đem quân Bắc phạt nhưng không thành.
So với các nhân tài lúc đó ở Hán Trung, Khương Duy không được xếp vào hàng tài năng và có triển vọng. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng là người có con mắt tinh tường và cho rằng Khương Duy có thể trở thành một nhân tài lớn.
Theo đó, trong thư gửi đại thần Tưởng Uyển, Gia Cát Lượng từng đánh giá cao tài năng của Khương Duy là can đảm, hiểu sâu binh pháp, có tài cán hơn người, quả là kẻ sĩ ở đất Lương Châu.
Quả thực, khi Gia Cát Lượng nắm đại quyền, Khương Duy nhiều lần được cất nhắc, được thăng làm Trung giám quân, Chinh Tây tướng quân và Đan Dương đình hầu.
Đến năm 263, Tư Mã Chiêu sai Chung Hội, Đặng Ngải tiến đánh Thục Hán. Sau khi nghe tin Hậu chủ Lưu Thiện quyết định mở cổng thành đầu hàng Tào Ngụy, Thục Hán chính thức diệt vong, Khương Duy và các tướng sĩ đều tức giận, tuốt đao chém xuống đá.
Theo ghi chép của sử gia Trần Thọ trong "Tam Quốc chí", sau khi thấy Lưu Thiện đầu hàng, Khương Duy cũng lập tức đầu hàng Chung Hội. Sau đó, ông thuyết phục Chung Hội nổi dậy để chống lại Tào Ngụy nhằm mục đích phục quốc. Thế nhưng kết cục thất bại và ông cuối cùng phải mất mạng trong đám loạn quân ở tuổi 62 vào năm 264.
Nhiều người cho rằng Khương Duy chính là người phải chịu trách nhiệm cho sự diệt vong của nhà Thục Hán?
Vậy, thực hư thế nào?
82 năm sau cái chết của Khương Duy, bức mật thư cuối cùng mà ông gửi cho Lưu Thiện đã được Hoàn Ôn, một đại tướng của nhà Đông Tấn phát hiện.
Trong mật thư này rất ngắn gọn, chỉ vỏn vẹn vài chữ: "Cầu mong bệ hạ chịu nhục mấy ngày nữa, thần sẽ khiến xã tắc nguy chuyển thành an, nhật nguyệt mờ rồi lại sáng".
Ý tứ rất rõ ràng, Khương Duy tuy đầu hàng Chung Hội, nhưng vẫn muốn khôi phục Thục Hán và phục hưng Hán thất. Trước đó, mọi người không biết Khương Duy ngầm có ý định như vậy.
Nếu Chung Hội không chịu đi theo lý tưởng của Khương Duy là phục quốc, tái lập Lưu Thiện làm hoàng đế thì chắc chắn Khương Duy sẽ tiến hành trừ khử.
Nội dung trong mật thư cho thấy Khương Duy vẫn chưa quên ý định ban đầu của mình. Đó là mong muốn phục quốc và tái lập Lưu Thiện làm hoàng đế.
Sau khi đọc xong bức mật thư, Hoàn Ôn thở dài rồi nói: "Gia Cát Lượng có thể nhắm mắt được rồi".
Kế sách của Khương Duy không thành công khi ông và Chung Hội gặp phải sự phản công của quân Ngụy, cuối cùng cả hai đều mất mạng. Có thể so với người thầy Gia Cát Lượng, Khương Duy nhiều khuyết điểm, tài năng không bằng.
Thế nhưng ông vẫn được coi là học trò, người kế vị lý tưởng của Gia Cát Lượng khi sẵn sàng sống chết đến cùng vì sự nghiệp của nhà Thục Hán. Từ đó cho thấy Khương Duy rõ ràng chưa bao giờ phụ lòng tin, sự cất nhắc của Gia Cát Lượng năm xưa.
Sự thất bại mà Khương Duy gặp phải đến cuối cùng như ông nói trước khi qua đời: "Ngã kế bất thành, nãi thiên mệnh dã" (tạm dịch là kế của ta không thành, là do thiên mệnh). Khương Duy chết, nhà Thục Hán cũng diệt vong, đó chỉ có thể coi là ý trời.