Bằng cách đổi tên thành Meta Platforms ( từ cái tên FaceBook cũ) vào tháng 10 năm ngoái, Facebook được cho là muốn hướng sự chú ý "nghiệm trọng" của quốc tế ra khỏi công ty sau một loạt sai lầm, ác mộng truyền thông cũng như các cuộc điều tra của Quốc hội Mỹ, Châu Âu dồn dập vào thời điểm đó. Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã ngay lập tức thu hút sự chú ý trở lại với gã khổng lồ truyền thông xã hội này, vốn một lần nữa trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận về cách họ phản ứng với một sự kiện chính trị và địa chính trị toàn cầu.
Về cơ bản, nó trở lại theo một rập khuôn "nguyên bản" đối với công ty của Mark Zuckerberg, bởi công ty này luôn muốn trở thành nơi diễn ra cuộc tranh luận và nơi mọi người gặp nhau. Tuy nhiên, từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến sự Nga - Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2, Facebook đã phải chịu áp lực từ chính quyền Ukraine trong việc yêu cầu chặn các tài khoản, cơ sở truyền thông của Nga phổ biến nội dung tuyên truyền của Tổng thống Vladimir Putin trên các nền tảng của mình và họ đã thực hiện theo. Theo các chuyên gia, công ty muốn thể hiện rằng, họ đã học được bài học từ những hoạt động gây tranh cãi trong quá khứ nhưng phía một nhân vật nổi tiếng là CEO Mark Zuckerberg vẫn chưa đưa ra bất kỳ nhận định công khai đầu tiên nào về cuộc chiến sự này.
Thế nhưng, mới đây Giám đốc điều hành của Meta Platforms Inc., Mark Zuckerberg đã gọi cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một "sự kiện thế giới gây mất ổn định hàng loạt" trong những bình luận công khai đầu tiên của anh về cuộc chiến, kể từ khi nó bắt đầu vào cuối tháng 2 vừa qua.
Giám đốc điều hành công ty mẹ của Facebook đã gọi điện bằng cầu truyền hình tới hội nghị công nghệ và giải trí South by Southwest ở Austin, Texas vào ngày 16/3 để nói về metaverse, tầm nhìn tương lai của anh cho giai đoạn tiếp theo của internet. Nhưng anh ấy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đề cập đến "cuộc chiến thực sự khủng khiếp đang gây chú ý khắp toàn cầu", và nói rằng anh ấy đang nghĩ về người dân Ukraine.
Mark Zuckerberg nói: "Thật sự rất khó để tìm ra những từ thích hợp thực sự có nghĩa trong tình huống như thế này", vị CEO này nói thêm rằng, Meta đang nỗ lực để duy trì hoạt động của các dịch vụ trong khu vực để người dân Ukraine có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Trong những tuần gần đây, Zuckerberg hầu như không nhận xét công khai về các vấn đề chính trị hoặc quy định. Giám đốc điều hành đã để lại phần lớn các quyết định chính sách và giao quyền phát ngôn công khai cho Nick Clegg, người đã được thăng chức làm chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta vào đầu năm nay.
Phản ứng của Meta đối với cuộc tând công Ukraine của Nga vừa đáng kinh ngạc vừa kỳ lạ
Hiện tại, các sản phẩm của Meta đã trở thành trung tâm của cuộc chiến thông tin kể từ cuộc xâm lược, với cả các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga đều cố gắng đưa thông điệp của họ ra thế giới. Meta đã chặn các tài khoản truyền thông do nhà nước Nga hậu thuẫn, và sự thay đổi chính sách gần đây cho phép Facebook thậm chí còn đi xa đến mức nới lỏng chính sách chống lại các lời kêu gọi bạo lực, bằng cách cho phép người dùng ở Ukraine và một số quốc gia ở châu Âu trao đổi và đăng các thông điệp kêu gọi sát hại Tổng thống Putin và binh lính Nga. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên Zuckerberg cho phép nền tảng của mình được sử dụng rõ ràng như một cách để kích động bạo lực ở bất cứ nơi nào gần quy mô này, chứ chưa nói đến trong một cuộc khủng hoảng thu hút nhiều sự chú ý của thế giới. Các chi tiết cụ thể ở đây rất quan trọng, bởi vì Meta đang đi một đường thẳng "vô lý" từ những ngoại lệ mới này so với chính sách ngăn chặn lời nói căm thù trước giờ của mình.
Chủ tịch Meta về các vấn đề toàn cầu Nick Clegg nói rằng, các chính sách mới là tạm thời, chỉ áp dụng cho Ukraine và "tập trung vào việc bảo vệ quyền ngôn luận của người dân như một biểu hiện của khả năng tự vệ trước một cuộc xâm lược quân sự vào đất nước của họ", Clegg ói nếu không có các chính sách mới, Meta "bây giờ đã xóa nội dung từ những người Ukraine bình thường bày tỏ sự phản kháng và giận dữ của họ trước các lực lượng quân sự xâm lược, điều này vốn sẽ được xem là không thể chấp nhận được".
Nhưng theo ông, người dân Ukraine nên có mọi quyền để lên tiếng chống lại cuộc xâm lược của Nga và thủ phạm, mà các chuyên gia quốc tế nhận định, nếu Meta cố gắng ngăn cản họ làm như vậy, chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng PR khổng lồ và nhận phản ứng dữ dội từ phía người dùng, đối tác và nhân viên của mình.
Để đáp lại các chính sách này, Nga đã chuyển sang gán nhãn Meta là một "tổ chức cực đoan" và mở một cuộc điều tra hình sự đối với công ty, cũng như cấm Instagram. Trước đó, Nga đã cấm Facebook sau khi nền tảng này từ chối yêu cầu ngừng kiểm tra thông tin sai lệch của Nga về cuộc xâm lược Ukraine; một nền tảng Meta khác được sử dụng ở Nga là WhatsApp vẫn chưa bị cấm, vì Nga không coi đó là phương tiện truyền thông xã hội. Nga tuyên bố họ làm vậy còn với lý do "Meta đang phân biệt đối xử với các phương tiện truyền thông và nguồn thông tin của Nga".
Có thể thấy, phản ứng của công ty Mỹ này đối với cuộc tấn công Ukraine của Nga vừa đáng kinh ngạc vừa kỳ lạ. Những hậu quả từ cuộc chiến của Putin đã đẩy nhiều công ty vào lãnh thổ chưa từng có, trước đây không thể tưởng tượng được, không chỉ về các lệnh trừng phạt và tịch thu, mà còn về cách công ty đó quan niệm về Nga hoặc là cơ hội để chứng minh vai trò của họ trên thị trường của nước này.