Hoàng đế Khang Hi am hiểu khoa học lý luận phương Tây và vô cùng quan tâm kỹ thuật công nghiệp. Vậy tại sao ông vẫn kiên quyết với mô hình phong kiến, khiến cho khoa học kỹ thuật thời nhà Thanh không thể phát triển?
Lịch sử ghi chép rằng, Khang Hi là một vị hoàng đế vô cùng hiếu học, ông có một biệt hiệu độc nhất vô nhị thời phong kiến là "Hoàng đế khoa học". Khang Hi không chỉ hiểu Tứ thư ngũ kinh, mà còn tinh thông khoa học phương Tây. Đặc biệt đối với các lĩnh vực như y học, hình học, số học, thiên văn, địa lý,... ông còn có thể được coi là một chuyên gia.
Bản dịch đầu tiên sang tiếng Mãn của Trung Quốc về đề tài hình học chính là Khang Hi thẩm định và đặt lời đề, đến nay vẫn được lưu giữ tại Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Ông còn tự tay biên soạn một quyển sách về chuyên ngành số học, nhiều đơn vị tính toán của Trung Quốc ngày nay đều là phát minh của vị hoàng đế này.
Tồn tại một vị hoàng đế có đầu óc khoa học đến vậy, mà lại không đưa nhà Thanh đến với nền văn minh hiện đại, thay vào đó tiếp tục chìm đắm trong bóng đen của xã hội phong kiến cả trăm năm sau. Rốt cuộc là vì sao?
Người Mãn Châu thành lập nên nhà Thanh, tạo nên một triều đại rực rỡ do bộ lạc thiểu số làm chủ. Dù vậy, sau khi vương triều được gây dựng, ngay cả ba vị hoàng đế anh dũng, kiệt xuất nhất là Khang Hi - Ung Chính - Càn Long đều hiểu rất rõ một điều rằng họ đến từ dân tộc thiểu số ít người. Cho dù địa vị trước đây có vững vàng đến mấy, sự khác biệt to lớn này như cây kim ghim trong lòng họ, luôn khiến họ thấp thỏm, bất an.
Chính vì vậy, trong hơn 150 năm trị vì, các vị hoàng đế nhà Thanh luôn tìm mọi cách giữ vững ngai vàng của mình. Họ liên tục thay đổi nhiều quy định chưa từng có trong lịch sử, tiến hành vô số cuộc đại thảm sát, diệt sạch các phần tử làm phản. Tất nhiên, áp dụng những phương thức cực đoan này có cả vị hoàng đế nổi tiếng hiền đức, khoan dung độ lượng - hoàng đế Khang Hi.
Chính vì vậy, dù tinh thông khoa học nhưng Khang Hi rất thận trọng đặt lên bàn cân việc truyền bá khoa học và việc bảo vệ ngôi vương của mình. Đương nhiên, Khang Hi đã chọn vế thứ hai.
Ông vô cùng lo lắng, nếu để cho cách mạng công nghiệp lan truyền mạnh mẽ giữa người dân, liệu sự thống trị của người Mãn Châu có thể duy trì được bao lâu? Nếu như những kỹ thuật khoa học tiến bộ này bị người Hán học tập, nghiên cứu, sẽ gây ra độ sát thương cực kỳ lớn, thậm chí hủy diệt vương triều mà người Mãn Châu đã dày công tạo nên.