Dân Việt

Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đề nghị vào cuộc khẩn cấp

THDV 20/04/2022 10:30 GMT+7
Với tần suất xảy ra các trận động đất liên tiếp và có độ lớn dần tại huyện Kon Plong và địa bàn lân cận thuộc tỉnh Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đã đề nghị vào cuộc, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu. Khẩn cấp đánh giá các rủi ro để bảo vệ tính mạng người dân và các công trình tại đây.

Ông Phạm Trọng Thực, Phó Cục trưởng Cục ATMT, Bộ Công thương cho rằng, nguyên nhân có thể do hoạt động tích nước của các nhà máy thủy điện trên địa bàn.

Ông Phạm Hồng Long, Trưởng Ban An toàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: Các dư chấn không ảnh hưởng gì đến đập và nhà máy thủy điện ở địa phương. 

Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đề nghị vào cuộc khẩn cấp - Ảnh 2.

Theo báo cáo của Viện vật lý địa cầu, trong năm 2021, tại huyện Kon Plong và địa bàn lân cận thuộc tỉnh Kon Tum đã xảy ra tới 169 trận động đất. Với tần suất xảy ra các trận động đất liên tiếp và có độ lớn dần, Viện Vật lý địa cầu đã đề nghị vào cuộc, thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu.

Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đề nghị vào cuộc khẩn cấp - Ảnh 2.

Từ tháng 4/2021 đến nay, các số liệu thống kê cho thấy hiện tượng động đất xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông và lân cận có tần xuất xảy ra thường xuyên và xu hướng mạnh dần. Các trận động đất đều có độ lớn từ M >=2.5 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đặc biệt trong cac ngày 15 -18 tháng 4 năm 2022 đã ghi nhận động đất xảy ra liên tục tại khu vực này với tổng số 22 trận động đất với độ lớn M = 2.5 đến 4.5

Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đề nghị vào cuộc khẩn cấp - Ảnh 3.

Từ đầu năm 2021 đến nay, tại địa bàn này đã xảy ra hàng chục trận động đất. Đáng chú ý, khu vực này có nhiều hồ thủy điện nên Viện Vật lý địa cầu đã thiết lập thêm một trạm quan trắc nhằm tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này.

Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đề nghị vào cuộc khẩn cấp - Ảnh 3.

Viện Vật lý địa cầu dẫn chứng vào tháng 3-2021, một thủy điện tại đây tích nước, sau đó liên tiếp xảy ra các trận động đất. "Với tình huống hiện tại cần tiếp tục quan trắc hoạt động động đất và tiến hành nghiên cứu các đứt gãy ở khu vực cũng như vấn đề tích nước của các hồ" - ông Xuân Anh phân tích.

Liên tiếp xảy ra động đất tại Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu đề nghị vào cuộc khẩn cấp - Ảnh 5.

Ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai, cho biết từ đầu năm đến nay, diễn biến động đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã diễn ra rất phức tạp, trong đó có một trận động đất với độ lớn 4.5 độ richter.

Ông Nguyễn Hữu Tháp Phó CT UBND tỉnh Kontum phát biểu qua điểm cầu truyền hình. Theo ông, người dân trong khu vực khá lo lắng về tình trạng xảy ra động đất liên tục tại đây. Ông cũng đề nghị các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân.

Mặc dù cho đến nay chưa ghi nhận thiệt hại về nhà cửa và người tại khu vực trên, nhưng chắc chắn các rung động địa chấn do động đất gây ra đã ảnh hưởng nhất định đến đời sống của nhân dân trong khu vực. Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã kiến nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai xem xét cho phép tiến hành thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về độ nguy hiểm và rủi ro động đất đối với khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum,

Cụ thể với một số nội dung như sau:

1.Tiến hành nghiên cứu đánh giá chi tiết mô hình cấu trúc và độ lớn động đất cực đại có khả năng phát sinh của các hệ thống đứt gãy khu vực huyện Kon Plông và lân cận.

2.Tiến hành thiết lập ngay một mạng trạm quan sát động đất địa phương (gồm 5 trạm) tại khu vực huyện Kon Plông và lân cận.

3.Tiến hành triển khai việc nghiên cứu nguyên nhân phát sinh chuỗi động đất xảy ra tại huyện Kon Plông và lân cận; tiến hành đánh giá mức độ rủi ro và xây dựng các kịch bản ứng phó rủi ro có thể xảy ra cho khu vực huyện Kon Plông và lân cận.

4. Thực hiện hiện rà soát, đánh giá về công tác thiết kế kháng chấn đối với các dự án thủy điện và các công trình quan trọng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và ứng phó động đất cho người dân nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của động đất.