Khoảng 40 tiếng sau khi khởi hành, tàu Titanic chìm xuống Bắc Đại Tây Dương sau khi đâm vào tảng băng trôi. Theo các tài liệu, vụ chìm tàu này khiến 1.522 người thiệt mạng trong tổng số hơn 2.000 hành khách và thủy thủ đoàn có mặt trên tàu. Ảnh: pinterest
Liên quan đến thảm kịch chìm tàu Titanic kinh hoàng này, các chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về thủ phạm chính khiến con tàu này gặp nạn. Ảnh: pinterest
Thông qua kiểm tra các ghi chép và lời khai của các thủy thủ, hành khách may mắn sống sót, các chuyên gia biết được tàu Titanic đâm phải một tảng băng trôi vào lúc 10h20 ngày 14/4/1912 và chìm xuống đáy biển chỉ chưa đầy 3 giờ sau đó. Ảnh: pinterest
Một số hình ảnh về các tảng băng trôi trong vùng lân cận của tàu Titanic được chụp trước và sau vụ đắm tàu kinh hoàng trên đã được công bố trong những năm qua. Ảnh: pinterest
Trong số này, bức ảnh về tảng băng trôi có hình dạng khác thường của thuyền trưởng W. Wood Wood - chỉ huy con tàu SS Etonian dường như trùng khớp với các bản phác thảo và mô tả của nhân chứng về tảng băng mà tàu Titanic đã va phải. Ảnh: pinterest
Thuyền trưởng W. Wood rất thích nhiếp ảnh và đã chụp được tảng băng khổng lồ này. Không những vậy, ông còn ghi chú về tọa độ của tảng băng gần như trùng khớp địa điểm tàu Titanic va chạm với băng trôi 40 giờ sau khi khởi hành. Ảnh: pinterest
Ông Wood viết một chú thích bằng mực đen trên bức ảnh đi kèm với nội dung: "Tảng băng được chụp bởi thuyền trưởng tàu SS Etonian tại tọa độ 41,50 độ Bắc và 49,50 độ Đông vào lúc 16h ngày 12/4/1912". Ảnh: pinterest
Một số nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra tảng băng trôi mà tàu Titanic đâm phải cao khoảng 15,24 - 30m và dài khoảng 61 - 122m. Ảnh: pinterest
Tảng băng trôi ước tính nặng khoảng 1,5 tấn. Các nhân chứng chỉ nhìn thấy 10% khối lượng tảng băng trôi do phần lớn chìm dưới nước. Ảnh: pinterest
Đến năm 2016, nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy tảng băng trôi có niên đại khoảng 100.000 năm tuổi. Nó được cho có nguồn gốc từ sông băng ở Greenland. Ảnh: pinterest