Hậu cung xưa nay vẫn luôn là nơi phức tạp, tranh giành quyền lợi cũng ở hậu cung mà ra, chém giết xu nịnh cũng từ hậu cung mà ra, cai quản hậu cung được ví như cai quản 1 đế chế thu nhỏ.
Thế nhưng ngay cả khi chế độ phải có người đứng đầu hậu cung – Hoàng hậu thì lịch sử có 1 vị vua nói "không" với Hoàng hậu. Nhân vật này không phải ai xa lạ mà chính là Tần Thủy Hoàng – vị Hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.
Nhìn lại cuộc đời của vị vua được mệnh danh là "thiên cổ nhất đế", không khó để nhận thấy Tần Thủy Hoàng lúc sinh thời gần như không hề có hứng thú với việc mỹ sắc hậu cung.
Từ khi kế vị vào năm 13 tuổi cho tới thời điểm tự mình chấp chính ở tuổi 22, ông đã có tới 9 năm ở ngôi trong bối cảnh thái bình .
Trong 3 năm sau khi kế vị, Doanh Chính Tần vương đã có tư cách lập vương hậu. Tuy nhiên trong suốt gần 1 thập kỷ ấy, ông dường như chưa bao giờ có ý định làm việc này bởi suốt thời gian trị vì, Tần Thủy Hoàng liên tục tiến hành chiến tranh để thống nhất lục quốc.
Đến cuối đời, dù đã bước lên đỉnh cao quyền lực và trở thành Thiên tử đầu tiên của Trung Hoa thống nhất, Tần Thủy Hoàng vẫn kiên quyết để trống vị trí hoàng hậu.
Trong suốt 37 năm tại vị, Tần Thủy Hoàng vẫn cương quyết giữ lập trường trên phương diện này, cho tới lúc qua đời cũng không sắc phong bất kỳ ai lên ngôi hậu.
Mặc dù lịch sử không giải thích nguyên nhân, nhưng các học giả giải thích bằng nhiều nguyên nhân.
Tần Thủy Hoàng có một người mẹ không thủ tiết. Người thân sinh ra Tần Thủy Hoàng là Triệu Cơ. Năm xưa bà vốn là tiểu thiếp của Lã Bất Vi, sau được dâng cho vương tôn Doanh Tử Sở của Tần Quốc – người sau này kế vị và trở thành Trang Tương Vương.
Triệu Cơ là người phụ nữ có nhiều người tình, sau này khi đã trở thành Thái hậu nhưng thường Triệu Cơ xuyên tư thông với Lã Bất Vi, sau đó lại bí mật qua lại với tình nhân tên Lao Ái, thậm chí còn sinh hạ 2 người con riêng cho người này.
Đó là điều khiến Tần Thủy Hoàng cay đắng, tạo thành định kiến trong tâm trí của vị vua tài năng này, ông chán ghét phụ nữ , mất lòng tin vào sự chung thủy từ đó trở thành rào cản trong hôn nhân và khiến ông không muốn lập hậu.
Quá tức giận, Tần Thủy Hoàng bức tử Lã Bất Vi, tru di tam tộc nhà Lao Ái, sát hại 2 con riêng của thái hậu Triệu Cơ đồng thời đuổi bà ra khỏi kinh thành, cấm không được xuất hiện ở thành Hàm Dương.
Nguyên nhân thứ 2, Tần Thủy Hoàng cảm thấy những người phụ nữ xung quanh mình không ai đủ tầm để trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ.
Nguyên nhân thứ ba, nhiều học giả cho rằng, Tần Thủy Hoàng nuôi tham vọng bất tử, là người cầu toàn nên tính cách khá đa nghi và khắc nghiệt.
Là người mê mải sự nghiệp lập quốc, rất có thể Tần Thủy Hoàng cho rằng việc lập hậu sẽ trở thành rào cản cản bước chân ông vươn tới những lý tưởng cao xa, thậm chí sau khi lập hậu, thế lực của hoàng hậu rất có thể trở thành một sự nguy hiểm bên cạnh Tần Thủy Hoàng.
Tần Thủy Hoàng từng nhiều lần phái người tìm kiếm tiên đan ở khắp các ngóc ngách của lục quốc, thậm chí còn cho Từ Phúc dẫn theo 3.000 đồng nam, đồng nữ vượt biển đi tìm thuốc tiên chỉ vì mong muốn có được sự bất tử. Bởi vậy, Tần Thủy Hoàng chẳng còn ham muốn việc lập hậu!
Cũng bởi cả đời chưa từng lập hậu, Tần Thủy Hoàng đã trở thành vị Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa khi chết không hợp táng lăng, chỉ có hàng trăm cung nữ, phi tần phải tuẫn táng theo ông ở trong 1 lăng mộ độc lập chứa cả một dòng sông thủy ngân.
Cho tới ngày nay, nguyên nhân chân chính khiến Tần Thủy Hoàng cương quyết không sắc phong ai lên ngai vị "mẫu nghi thiên hạ" vẫn còn là ẩn số, mọi nghi vấn chỉ dừng lại ở chuyện giả thiết mà thôi.