Tốt cho tim mạch
Các chất phytochemical và chất dinh dưỡng trong mận làm giảm chứng viêm gây ra bệnh tim.
Giảm sự lo lắng
Mận giàu chất chống oxy hoá nên ăn 1 quả mận mỗi ngày có thể xua tan lo lắng. Khi chất chống oxy hóa thấp, sự lo lắng có thể tăng lên.
Giảm táo bón
Mận, giống như mận khô, giúp giữ cho mọi thứ trong hệ tiêu hoá di chuyển trơn tru hơn. Trong mận có nhiều sorbitol, một loại rượu đường hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Kali trong mận tốt cho việc kiểm soát huyết áp theo hai cách. Nó giúp cơ thể loại bỏ natri khi đi tiểu và làm giảm căng thẳng trong thành mạch máu. Khi huyết áp thấp hơn, khả năng bị đột quỵ sẽ giảm.
Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hoá bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương tế bào và mô có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và ung thư.
Giảm lượng đường trong máu
Mận chứa đầy chất xơ, giúp làm chậm lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi bạn ăn tinh bột. Chúng cũng có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất adiponectin, một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Mận thúc đẩy sức khỏe xương khớp
Mận có lợi cho việc cải thiện sức khỏe xương khớp. Một số nghiên cứu cho thấy loại quả này giảm tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, vitamin C trong mận giúp cơ thể chữa lành, tạo cơ và hình thành mạch máu. Nó cũng rất tốt cho sức khoẻ của mắt.
Mận là loại quả được ưa thích mùa hè, nhưng không nên ăn quá 10 quả 1 ngày để tránh tổn hại tới sứckhoẻ.
Bởi mận có tính axit, điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng, đặc biệt ở trẻ em. Người bị bệnh dạ dày ăn nhiều mận sẽ trầm trọng thêm bệnh.
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt... Hơn nữa mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.