Dân Việt

Hà Nội: Cận cảnh quy trình "phù phép" phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật hút hồn người xem

Thảo Quyên- Bích Thuận 07/06/2022 11:00 GMT+7
Phế liệu đã qua sử dụng như bát đĩa, chai lọ, cốc chén được người dân làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) tận dụng để "phù phép" thành tác phẩm nghệ thuật hút hồn người xem.

Clip người dân "phù phép" phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật. Clip: Thảo Quyên- Bích Thuận

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 2.

Chai lọ, bát đĩa hay những tấm gạch là vật liệu chính được sử dụng để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật. Lâu nay, người dân thường sẽ vứt đi những món đồ này khi nó vỡ hoặc cũ, tuy nhiên, thay vì mang đi vứt thì người dân làng Liên Mạc lại sáng tạo, hồi sinh chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 3.

Những món đồ bằng gốm sứ trước khi được gắn lên tường phải dùng búa gõ vỡ thành nhiều mảnh ghép có kích thước khác nhau.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 4.

Theo người dân làng Liên Mạc, phối màu là bước khó nhất. Phối màu và lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp, hài hoà là một công đoạn vô cùng quan trọng và có vai trò then chốt. Vì vậy, người làm cần lên ý tưởng màu sắc một cách khéo léo để bức tranh thể hiện được linh hồn và sắc thái của nó.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thị Toan (53 tuổi, người dân làng Liên Mạc) cho hay, quá trình tạo ra một tác phẩm không quá khó. Điều cần thực hiện đầu tiên là lên ý tưởng; phác họa tranh lên tường, tiếp theo là xác định màu sắc cần dùng cho tranh và cuối cùng là gắn vật liệu lên tường.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 6.

Ngoài ra, muốn cố định các mảnh ghép lên tường thì phải dùng xi măng. Xi măng cần trộn thật dẻo và mềm để đảm bảo độ dính.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 7.

Kế tiếp là gắn các mảnh ghép lên tường. Dựa vào nét vẽ đã được phác hoạ, bà Toan tỉ mỉ gắn từng mảnh ghép vào vị trị đã được quét xi măng. Khi gắn, cần gắn thật khít để không tạo khoảng trống giữa các mảnh ghép rồi dùng búa gõ cho các mảnh ghép bằng phẳng với nhau và ăn vào lớp xi đã trát trước đó.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 8.

Sau khi các chi tiết được gắn xong, cần dùng xi măng miết lại để các mạch khít chặt, bám vào nhau và tạo thành khối liên kết và đợi đến khi lớp xi se vào thì dùng nước miết qua để làm sạch mặt tranh.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 9.

Phải tốn khá nhiều thời gian để tạo thành một tác phẩm hoàn thiện bởi các chi tiết rất nhỏ, đòi hỏi sự tính toán, sắp xếp cặn kẽ của người làm. Thường sẽ mất từ 1 đến 2 tháng để hoàn thành một tác phẩm.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 10.

Bà Nguyễn Thị Toan (53 tuổi, người dân làng Liên Mạc) đang hăng say gắn từng mảnh ghép lên bức tường đã được phác hoạ sẵn. Bà Toan hào hứng chia sẻ: "Vừa tận dụng, không lãng phí, vừa lan tỏa đến mọi người về giá trị của phế liệu. Những tác phẩm nghệ thuật này đã giúp cho làng Liên Mạc trở thành điểm đến tham quan và chiêm ngưỡng của rất nhiều người".

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 11.

Nhờ tính độc đáo, có hàm lượng sáng tạo cao mà các tác phẩm nghệ thuật tại làng Liên Mạc nhận được sự đón nhận của nhiều người. Không chỉ đơn thuần giúp tô đẹp cho cảnh quan xóm làng, tác phẩm nghệ thuật tại làng Liên Mạc còn có ý nghĩa rất lớn trong chuyển tải thông điệp xanh, thức tỉnh con người trước các vấn đề về môi trường.

Hà Nội: Quy trình biến phế liệu thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại làng Liên Mạc - Ảnh 12.

Phế liệu đã qua sử dụng như bát đĩa, chai lọ, cốc chén,...được người dân làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tận dụng để "phù phép" thành tác phẩm nghệ thuật trên các bức tường, hút hồn người xem.