Một số trường hợp, khối u lành có thể tiến triển và trở thành ung thư. Ung thư tinh hoàn cũng có thể phát triển ở một hay cả 2 bên ở người trưởng thành hay thanh niên.
Theo Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư tinh hoàn xuất hiện nhiều nhất ở những nam giới trong độ tuổi từ 16 - 35. Vậy nên việc tự kiểm tra tinh hoàn hàng tháng để phát hiện kịp thời bệnh rất quan trọng.
- Gia đình có tiền sử bị ung thư tinh hoàn.
- Bị chấn thương ở vùng tinh hoàn.
- Nam giới da trắng có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn gấp 5 lần so với nam giới da đen.
- Bị ung thư tinh hoàn không rõ nguyên nhân.
Phát hiện sớm giúp điều trị hiệu quả ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là thể ung thư hiếm và có khả năng chữa khỏi cao. Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ cập nhất, gồm cắt bỏ cả 2 tinh hoàn, có thể lấy cả hạch bạch huyết trong ổ bụng. Tia xạ dùng các tia có năng lượng cao để tấn công ung thư và hóa trị để diệt các tế bào ung thư.
Kết quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh, nếu ung thư chưa lan tới hạch bạch huyết thì tỷ lệ khỏi bệnh rất cao, trên 98%. Ngay cả khi đã di căn tới các bộ phận khác của cơ thể thì hóa trị cũng có hiệu quả cao, tỷ lệ chữa khỏi trên 90%.
Dù cho phương pháp chẩn đoán và điều trị có hiệu quả đến đâu thì việc phát hiện sớm bệnh đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy chúng ta cần lưu tâm một số biện pháp phòng bệnh. Đối với các gia đình mới sinh em bé, cần kiểm tra ngay xem có dị tật bẩm sinh về tiết niệu sinh dục hay không.
Quan trọng nhất là xem 2 tinh hoàn có nằm trong bìu hay ở vị trí khác. Gặp trường hợp tinh hoàn không xuống bìu thì phải mổ hạ tinh hoàn trước 4 tuổi.
Tất cả nam giới, nhất là thanh niên phải biết cách tự kiểm tra tinh hoàn của mình. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như tinh hoàn bên này to hơn bên kia và cảm thấy nặng ở bìu, vướng, đau thì phải đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa tiết niệu ngay.
Tất cả bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị phải có kế hoạch theo dõi chặt chẽ, phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.