Hà Nội: Cận cảnh "khối vàng khủng" trên núi Nùng được mặc "giáp sắt" chống trộm
Vườn Bách Thảo được thành lập năm 1890 với hơn 200 loài cây, đặc biệt hơn cả là 40 cây sưa đỏ có tuổi đời hàng trăm năm. Nhiều năm nay, những cây sưa đỏ này luôn được bảo vệ nghiêm ngặt bằng "áo giáp" đề phòng "sưa tặc".
Hà Nội: Cận cảnh "khối vàng khủng" trên núi Nùng được mặc "giáp sắt" chống trộm
Vườn Bách Thảo được thành lập năm 1890, bên trong vườn được trồng hơn 200 loài cây. Trong đó đặc biệt hơn cả là 40 cây sưa đỏ hàng trăm tuổi được trồng trên một gò đất nhân tạo, gọi là núi Nùng hay núi Sưa.
Sưa hay còn gọi trắc thối (danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain) là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu. Đây là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao 6-12 m. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán.
Vỏ cây màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Gỗ sưa cho mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.
Gỗ sưa thớ mịn, vân đẹp. Thời phong kiến, vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Thời nay, gỗ sưa đỏ rất quý hiếm, giá trị trường có lúc tới tiền tỷ/m3 nên là đối tượng săn lùng của kẻ trộm.
Những cây sưa đỏ trong vườn là nguồn gen thực vật quý hiếm không chỉ cho Hà Nội mà cho cả nước cũng như Hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới.
Hạt giống sưa đỏ tại vườn Bách Thảo còn được đưa về trồng tại các vùng Hợp Châu (Tam Đảo), Tam Điệp (Ninh Bình) tiến tới xây dựng một bảo tàng gen, bảo tồn ngoại vi cho loài thực vật quý hiếm này.
Tại vườn Bách Thảo, tất cả cây sưa từ nhỏ đến lớn đều được quấn dây thép gai xung quanh để tránh “sưa tặc” trèo cây hái quả, trộm cành. Các cây đều được đánh số theo dõi.
Theo quan sát hiện nay trong tổ số 40 cây sưa bên trong vườn Bách Thảo có nhiều cây già cỗ, mục nát, thậm chí đã chết một phần.
Nhiều gốc sưa có tuổi đời hàng trăm năm, thân hình già cỗ.
Không ít gốc cây sưa đỏ quý hiếm đang bị một số loài cây khác sống ký sinh.
Quần thể sưa đỏ trên khu vực gò đất Núi Nùng hiện đang được bảo vệ nghiêm ngặt.