Dân Việt

Mức lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định hiện nay

Việt Sáng 16/07/2022 07:33 GMT+7
Hiện, lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có 2 bậc lương với mức là 11.383.600 đồng và 13.246.100 đồng căn cứ theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC.

Quy định về mức lương cơ sở hiện nay

Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 86/2019/QH14 về việc tăng mức lương cơ sở từ năm 2020 trở đi từ 1,49 triệu đồng đến 1,6 triệu đồng.

Cụ thể, thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng bằng mức lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2020.

Tuy nhiên, Nghị quyết 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 thì Quốc hội đã quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Hiện mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng.

Mức lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định hiện nay - Ảnh 1.

Hiện, lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có 2 bậc lương với mức là 11.383.600 đồng và 13.246.100 đồng căn cứ theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh

Điều 18, Luật Tổ chức chính quyền và địa phương năm 2019 nêu rõ cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cụ thể:

Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Tỉnh miền núi, vùng cao có từ năm trăm nghìn dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên năm trăm nghìn dân thì cứ thêm năm mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá bảy mươi lăm đại biểu;

b) Tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có từ một triệu dân trở xuống được bầu năm mươi đại biểu; có trên một triệu dân thì cứ thêm bảy mươi nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá tám mươi lăm đại biểu.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - ngân sách, Ban Văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban Dân tộc. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban Dân tộc quy định tại khoản này.

Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban; trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban. Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp thành Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ trưởng và Tổ phó của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh:

Một là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật.

Hai là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng chính quyền.

Ba là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường.

Bốn là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao.

Năm là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội.

Sáu là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác dân tộc, tôn giáo.

Bảy là nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Tám là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Chín là thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Mức lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh

Theo đó, mức lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 5/1/2005 hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Cụ thể, hệ số lương của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có 2 bậc là 7,64 và 8,89

Cách tính lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh như sau:

Lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh = Mức lương cơ sở X Hệ số lương.

Theo đó, với mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng thì mức lương Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh lần lượt là 11.383.600 đồng và 13.246.100 đồng

Ngoài ra, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh còn có phụ cấp chức vụ với hệ số là 1,25.