Khi Dịch Dương Thiên Tỉ, một diễn viên hạng A và ngôi sao nhạc pop với 90 triệu người theo dõi trên Weibo, quyết định ứng tuyển vào Nhà hát Quốc gia Trung Quốc do Nhà nước điều hành. Nam nghệ sĩ có lẽ không ngờ mình lại bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi lớn nhất trong sự nghiệp của mình.
Bản thân việc ứng tuyển đã diễn ra suôn sẻ. Vào ngày 6/7, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc đã đăng danh sách bảy diễn viên trúng tuyển trên trang web của mình. Dịch Dương Thiên Tỉ, một sinh viên vừa tốt nghiệp Học viện Hý kịch Trung ương danh tiếng, xuất hiện ở vị trí đầu bảng, theo sau là hai ngôi sao hạng hai La Nhất Châu và Hồ Tiên Hú. Bốn diễn viên khác được chọn là những ứng cử viên truyền thống hơn cho vị trí này, vốn dành cho những diễn viên trẻ mới ra trường đại học và không có kinh nghiệm làm việc chính thức.
Phản ứng ban đầu đối với thông tin, dẫn đầu bởi những người hâm mộ của Dịch Dương Thiên Tỉ là họ rất vui. Nhà hát Quốc gia Trung Quốc được biết đến với các vở kịch kinh điển hoặc các tác phẩm về lịch sử Đảng Cộng sản, khiến nó trở nên hơi khó hiểu đối với những vai diễn đậm chất "mì ăn liền" trước đây của nam diễn viên.
Một số người nói đùa rằng, Dịch Dương Thiên Tỉ muốn vào biên chế để có một công việc ổn định với quyền lợi trọn đời khi làm việc cho Chính phủ hoặc tổ chức được Chính phủ hậu thuẫn. Trên nền tảng Weibo, một chủ đề có tên Dịch Dương Thiên Tỉ và từ thông dụng phổ biến "bạn trai trong dịch vụ công" bắt đầu thịnh hành.
Nhưng sự thích thú ban đầu trước tin tức này nhanh chóng nhường chỗ cho sự tức giận, khi dư luận quay lưng lại với Dịch Dương Thiên Tỉ và ở mức độ thấp hơn là La Nhất Châu và Hồ Thiên Tú. Phần lớn phản ứng dữ dội đó tập trung vào bằng cấp của Dịch Dương Thiên Tỉ và ba người đã phá vỡ các quy tắc của Nhà hát Quốc gia về việc đi làm chính thức trong thời gian đại học.
Một số người chỉ ra rằng, rõ ràng vấn đề thực sự của các nhà tuyển dụng nhà nước quan tâm tới người tuyển dụng hơn là những gì họ thể hiện trong quá trình tuyển dụng.
Tại sao, với tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên gần 20% và việc làm ổn định dường như khan hiếm hơn bao giờ hết, một trong những ngôi sao có khả năng kiếm tiền lớn nhất của Trung Quốc lại cảm thấy cần phải có một vị trí quý giá trong khu vực công trong vai trò là một diễn viên trẻ?
Có hai loại biên chế ở Trung Quốc. Đầu tiên là những công việc hành chính trong các cơ quan Chính phủ mà chỉ có thể đạt được bằng cách tham gia kỳ thi công chức. Với nền kinh tế đang chậm lại, bài kiểm tra này đã trở nên cạnh tranh gay gắt khi hàng triệu thanh niên Trung Quốc mong mỏi sự ổn định tương đối của công việc dân sự. Theo Tân Hoa Xã, tháng 11 năm ngoái, 1,42 triệu người đã cạnh tranh chỉ 32.100 biên chế.
Loại biên chế còn lại được trao để tuyển chọn nhân viên của các cơ quan công quyền. Đây thường là các tổ chức do các cơ quan nhà nước thành lập hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho mục đích thúc đẩy phúc lợi xã hội và tập trung trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học, công nghệ, y học và văn hóa. Là một đoàn nghệ thuật cấp quốc gia dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Văn hóa và Du lịch, Nhà hát Quốc gia Trung Quốc là một trong những tổ chức như vậy.
Không giống như kỳ thi công chức thống nhất, các cơ sở công lập nhìn chung có phạm vi lớn hơn để đặt ra các tiêu chuẩn tuyển dụng riêng. Tuy nhiên, điều đó không làm cho nó kém cạnh tranh hơn, đặc biệt là trong một thị trường việc làm nghèo nàn.
Trong nửa đầu năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp thành thị được khảo sát là 5,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm tuổi 16-24 là 19,3%. Trong khi đó, kỷ lục 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đã tham gia thị trường việc làm trong năm nay, khiến một số phương tiện truyền thông gọi đây là "mùa tốt nghiệp khó khăn nhất trong lịch sử Trung Quốc".
Mặc dù mức lương cho các vị trí trong dịch vụ công vẫn thấp nhưng chúng mang lại sự ổn định và được tôn trọng. Trên mạng, mọi người nói đùa rằng "ở tận cùng của vũ trụ, có biên chế" để ám chỉ sự ổn định suốt đời khi có biên chế. Trên mạng, nhiều cô gái tuyên bố muốn có "bạn trai trong dịch vụ công".
Vào thời điểm mà biên chế có vẻ như là sự lựa chọn an toàn duy nhất thì cảnh tượng những người nổi tiếng giàu có cũng "bon chen" đi "cửa sau" để có biên chế là hành vi không thể dung thứ. Sự thay đổi thái độ này chứ không phải bất kỳ hành vi sai trái nào trong quá trình nộp đơn. Lý do việc Dịch Dương Thiên Tỉ được nhận vào Nhà hát Quốc gia gây ra một sự náo động như vậy.
Thật vậy, những người nổi tiếng khác đã gia nhập hệ thống nhà nước trong những năm gần đây mà không hề gây ra tranh cãi. Gần đây nhất vào năm 2020, nam diễn viên nổi tiếng Liu Haoran đã gia nhập Đoàn nghệ thuật mỏ than Trung Quốc mà không gặp sự cố nào. Thậm chí, chỉ hai thập kỷ trước, việc có biên chế là một dấu hiệu cho thấy "độ hot" của một người nổi tiếng đang suy yếu.
Ji Minjia, ca sĩ đứng thứ năm trong chương trình tạp kỹ nổi tiếng "Super Girl" năm 2005, gia nhập đoàn nghệ thuật ca múa dưới sự bảo trợ của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân vào năm 2008. Quyết định của cô vào thời điểm đó được ca ngợi là sáng suốt, vì cô ít nổi tiếng hơn bốn người khác trong top năm của chương trình.
Trước làn sóng phản đối rộng rãi của công chúng, ngày 17/7, Dịch Dương Thiên Tỉ tuyên bố sẽ không tham gia Nhà hát Quốc gia. Trong tuyên bố của mình, anh nói rằng anh đã nộp đơn cho vị trí này vì "mong muốn được vào các sảnh đường linh thiêng của nhà hát Trung Quốc, để cải thiện và khám phá".
Anh cũng nhấn mạnh rằng mình đã "hoàn toàn tuân thủ các yêu cầu tuyển dụng và thi tuyển của Nhà hát Quốc gia" trong suốt quá trình nộp đơn, không đi đường tắt nào và những lời đàm tiếu, đồn đoán đã khiến anh cảm thấy "vô cùng khó chịu".
Ở một mức độ nào đó, dư luận có thể thông cảm với tình trạng khó khăn của Dịch Dương Thiên Tỉ. Mặc dù có vẻ như nam diễn viên đang đứng đầu thế giới giải trí, nhưng có rất nhiều lý do ngoài việc "cải thiện bản thân" tại sao một nghệ sĩ hạng A có thể thấy biên chế hấp dẫn.
Ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc đang gặp khó khăn với 160.000 doanh nghiệp điện ảnh đóng cửa chỉ trong ba năm qua. Các diễn viên đã chứng kiến sự nghiệp của họ xuống dốc vì những rắc rối pháp lý hoặc bê bối cá nhân.
Phạm Băng Băng từng là một trong những ngôi sao giàu có nhất Trung Quốc đã biến mất khỏi tầm ngắm của công chúng gần như chỉ sau một đêm sau bê bối thuế. Đối với Dịch Dương Thiên Tỉ, việc gia nhập khu vực công hứa hẹn một cảm giác an toàn, ngay cả khi lương thấp và nhiệm vụ khó khăn.
Các ngôi sao điện ảnh và truyền hình có thể tận hưởng danh tiếng và sự giàu có nhưng những đặc quyền của họ còn mỏng manh hơn những gì người ngoài nhìn vào. Theo nghĩa đó, Dịch Dương Thiên Tỉ chia sẻ nhiều cảm giác bất an giống như các đồng nghiệp của mình: Tất cả mọi người, ngôi sao hay người hâm mộ, chỉ đang cố gắng bơi vào bờ một cách an toàn.