Cuối tuần, trên Sàn giao dịch Thượng Hải giá thép tiếp tục giảm xuống mức 3.765 nhân dân tệ/tấn. Cụ thể, giá thép giao kỳ hạn tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 51 nhân dân tệ, xuống mức 3.765 nhân dân tệ/tấn. Giá thép giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 17 nhân dân tệ xuống mức 4.013 nhân dân tệ/tấn.
Do nguồn cung đủ nhu cầu yếu và nguồn cung điện thắt chặt ở nhiều nơi, giá kim loại đen và giá thép không gỉ kỳ hạn giảm. Nguồn cung hàng hóa giao ngay đã đủ để giao và giá kỳ hạn giảm trong bối cảnh tâm lý thị trường kém.
Gần 20 nhà máy thép tại Trung Quốc ngừng hoạt động vì thiếu điện, giá quặng lao dốc. Theo Fastmarkets MB, giá quặng 62% Fe nhập khẩu vào miền Bắc Trung Quốc ngày 17/8 là 100,2USD/tấn, giảm 4% so với ngày trước đó.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2023 trên sàn Đại Liên, Trung Quốc là 100,9 USD/tấn, giảm 4,4% so với ngày trước đó và là mức thấp nhất từ ngày 28/7.
Đợt nắng nóng bao trùm một số khu vực ở Trung Quốc từ giữa tháng 7 đã gây ra tình trạng thiếu điện, buộc các nhà chức trách phải phân bổ nguồn điện đến các lĩnh vực khác nhau. Gần 20 nhà máy thép tại khu vực Tây Nam phải ngừng hoạt động trong ngày 17/8 do thiếu điện. Việc phân bổ dự kiến kéo dài trong một tuần.
Bên cạnh đó, nguồn cung quặng sắt tăng đang gây áp lực lên giá mặt hàng này. Dự trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc đã tăng đều trong 7 tuần qua, đạt 138,6 triệu tấn tính đến ngày 12/8, cao nhất từ giữa tháng 5.
Trong nước, nhiều doanh nghiệp thép thông báo giảm giá thép lần thứ 14 liên tiếp trong hơn 3 tháng qua.
Cụ thể: Chiều 15/8, nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm lần thứ 14 liên tiếp kể từ ngày 11/5 với mức giảm lên đến 510.000 đồng/tấn. Giá thép hiện dao động quanh 14-16 triệu đồng/tấn.
Thép miền Nam điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 510.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau khi giảm hai loại thép trên còn 15,12 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 340.000 đồng/tấn và 350.000 đồng/tấn xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn xuống còn còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá hôm nay là 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn.
Như vậy từ ngày 11/5, giá thép giảm liên tục 14 lần với tổng mức giảm lên đến khoảng 4,5-5,5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm giá với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục giảm giá, hiện thép cuộn CB240 xuống mức 14.440 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.150 đồng/kg.
Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.440 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức giá 15.100 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS giảm với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 14.410 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.800 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 14.470 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.980 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 14.950 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt giảm giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 xuống còn 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.480 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 14.800 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.550 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.800 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 14.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.670 đồng/kg; tương tự thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.330 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.
Thép VAS điều chỉnh giảm sâu, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 14.540 đồng/kg.
Không chỉ thép, trên thị trường, xi măng cũng tiêu thụ ảm đạm, tồn kho lớn. Trong tháng 7/2022, tiêu thụ sản phẩm xi măng chỉ đạt khoảng 5,95 triệu tấn, giảm khoảng 27% so với tháng 7/2021, trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 4,85 triệu tấn; xuất khẩu ước đạt khoảng 1,1 triệu tấn. Xuất khẩu sản phẩm xi măng trong 7 tháng chỉ ước đạt 18,15 triệu tấn, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiệp hội Bê tông Việt Nam nhận định, hiện nay, chi phí cho sản xuất VLXD nói chung và xi măng nói riêng đang bị đội lên rất cao. Từ việc giá cước vận chuyển không giảm dẫn tới chuyện từ nơi khai thác nguyên liệu tới chi phí vận chuyển đến nơi sản xuất rồi từ đó tới các đại lý tiêu thụ đều khấu hao rất nhiều chi phí. Đến chân công trình, nhà thầu không dám nhận vì giá VLXD quá cao có khi lên tới 30% so với hợp đồng đã ký trước đó.
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, tồn kho xi măng của toàn ngành từ đầu năm đến nay khoảng 5,9 triệu tấn, tương đương từ 25 đến 30 ngày sản xuất, chủ yếu là clinker.
Cuối tháng 6, giá bán xi măng trong nước tăng 60.000 - 80.000 đồng/tấn tùy chủng loại, tùy thương hiệu do giá than tăng. Kênh xuất khẩu giảm vì vận tải hàng hải gián đoạn và thị trường Trung Quốc hạn chế mở cửa. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã tăng giá 3 lần từ đầu năm với tổng mức giá tăng từ 220.000 - 270.000 đồng/tấn nhưng vẫn khó cân đối.
Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đề cập xuất khẩu suy yếu, bán hàng trong nước chậm do giá xi măng tăng cao dẫn đến tình trạng dư cung trầm trọng, đặc biệt tại khu vực miền Bắc. Sắp tới, một số nhà máy xi măng có thể phải đàm phán với nhà phân phối để giảm giá nhiều hơn nhằm giải phóng hàng tồn.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết thêm hiện nhu cầu xi măng trong nước không tăng do ảnh hưởng của giá cả vật liệu xây dựng như: Thép, gạch, cát, đá… tăng làm giãn, hoãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng dẫn đến cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thương hiệu xi măng trong nước.