Tại Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 41 tại Brunei (AMAF 41) từ ngày 14-16/10/2019 và Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 11 tại Myanmar về Phát triển nông thôn - xóa đói giảm nghèo từ ngày 04-08/11/2019, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến Thiết lập Mạng lưới phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn khối ASEAN theo mô hình mỗi làng (gọi tắt là ASEAN OCOP NETWORK) xã một sản phẩm và đã được Hội nghị Bộ trưởng Nông lâm nghiệp ASEAN lần thứ 42 (AMAFF42) được tổ chức tại Căm-pu-chia phê duyệt bằng hình thức trực tuyến.
Theo đó, mục tiêu của sáng kiến mà sáng kiến thiết lập mạng lưới phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn khối ASEAN theo mô hình mỗi làng, xã một sản phẩm đưa ra là thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đối tác và mạng lưới nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của khu vực nông thôn, thúc đẩy sức sáng tạo của cộng đồng trong phát triển ngành nghề nông thôn gắn với chương trình OCOP và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia vì sự thịnh vượng chung của khu vực nông thôn ASEAN.
Chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các chính sách, giải pháp, mô hình phát triển sinh kế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường nông thôn gắn với phát triển sản phẩm OCOP.
Kết nối quảng bá để hỗ trợ phát triển thương mại sản phẩm ngành nghề nông thôn - OCOP (trong và ngoài nước) của các quốc gia ASEAN, góp phần giới thiệu, kết nối thị trường, hình thành mạng lưới thương mại hiệu quả và bền vững giữa các quốc gia đối với các sản phẩm ngành nghề nông thôn.
Mục tiêu cuối cùng mà sáng kiến hướng tới là Huy động nguồn tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật các đối tác ngoài ASEAN cho việc phát triển ngành nghề nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, chia sẻ sự hiểu biết và kiến thức nền tảng giữa ASEAN và các đối tác của ASEAN ở cấp quốc gia và khu vực
Theo đó, sáng kiến cũng đưa ra một số hoạt động chính, tổ chức các hội thảo, hội nghị… để triển khai SEAN OCOP NETWORK; tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ trợ tài chính và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, quảng bá sản phẩm OCOP, từ đó thúc đẩy liên kết giao thương, nâng cao giá trị và chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá văn hóa địa phương.
Tại hội nghị, nhiều kinh nghiệm, bài học được rút ra trong quá trình triển khai đã được đại biểu là chuyên gia, đại diện các nước trong khu vực đã chia sẻ.
Đại diện nước chủ nhà, ông Phương Đình Anh, Chánh Văn phòng NTM Trung ương cho biết: Đến nay, Việt Nam đã có 8.340 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 80% sản phẩm thực phâm, 10% sản phẩm thủ công mỹ nghệ của 4.273 chủ thể tham gia, trong đó có 64,9% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ (đây chính là đối tượng hướng tới),
Theo đó, các chủ thể sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên có doanh số tăng bình quân 17,6% và giá bán các sản phẩm OCOP được công nhận tăng từ 10-12%. Chương trình OCOP đã góp phần tạo việc làm cho đối tượng lao động nông thôn, đặc biệt là phụ nữ, lao động tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phó Chánh văn phòng NTM Trung ương Phương Đình Anh, Việt Nam cũng đã chia sẻ bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rút ra sau 4 năm thực hiện OCOP.
Bài học đầu tiên đó là Chương trình OCOP là tiếp cận phù hợp để phát triển sản phẩm có quy mô làng, xã gắn với lợi thế, giải pháp và nhiệm vụ quan trọng gắn với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam; Nhà nước cần tập trung tạo dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.
Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cần phải dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, nâng cao giá trị về văn hóa, từng bước hình thành sản phẩm tích hợp đa giá trị, đặc biệt là xây dựng câu chuyện sản phẩm đặc sắc. Đồng thời cần phải phát huy vai trò chủ thể, sự chủ động của người dân, đặc biệt là phát huy sự chủ động, sáng tạo của chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP
Và bài học cuối cùng mà Việt Nam rút ra được đó là xúc tiến thương mại là nền tảng, chuyển đổi số là động lực nhằm phát triển hiệu quả và bền vững sản phẩm OCOP.
"Tuy nhiên, đến nay có thể khẳng định chương trình OCOP là hướng đi rất phù hợp để phát triển kinh tế ở địa phương, đó là giá trị nhân văn của chương trình góp phần giữ gìn văn hoá truyền thống của từng địa bàn, gắn bó cộng đồng của người dân trong làng xã ở nông thôn…", ông Đình Anh khẳng định.
Đại diện Vụ Phát triển cộng đồng Thái Lan, cũng chia sẻ về cách thức triển khai về Chương trình OTOP. Theo đó, để triển khai chương trình OTOP thành công là chúng tôi huy động sức mạnh cộng đồng để nâng cao chất lượng và tiếp thị sản phẩm.
OTOP Thái Lan đã thực hiên theo 3 tiêu chí: (1) sản phẩm và tính hợp tác của cộng đồng, (2) chiến lược kinh doanh và nguồn gốc của sản phẩm và (3) chất lượng sản phẩm
Từ kinh nghiệm, đến nay, Thái Lan có khoảng 200.000 sản phẩm đã đăng ký OTOP, trong đó 29.000 doanh nghiệp theo nhóm cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể.
Đại diện Thái Lan cũng co biết ,Thái Lan có 76 tỉnh đều phát triển OTOP nhưng theo hình thức và quá trình phát triển khác nhau, để phát triển chúng tôi đã thực hiện các cuộc triển lãm để phân bố sản phẩm cho 76 tỉnh để các bên có thể truyền thông và nâng cao nhận thức về sản phẩm OTOP. Nhưng cũng như Việt Nam, việc bán sản phẩm OTOP ở Thái Lan đang rất khó, bằng cách nào bán được sản phẩm khi số lượng lớn, đó là câu hỏi mà Thái Lan cũng đang đi tìm đáp án.
Tại Hội thảo, các đại biểu đều có chung một đề xuất để phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm phát triển bền vững đó là cần có sự liên kết từ cơ sở, quốc gia và mở rộng ra quốc tế hướng đến cộng đồng.
Tại hội thảo các đại biểu cũng đã thống nhất cơ chế hoạt động với tinh thần chung của mạng lưới, trong 03 năm đầu tiên, Việt Nam sẽ chủ trì và tổ chức các hoạt động của Mạng lưới (gồm diễn đàn quốc tế, hội chợ quốc tế). Sau năm thứ 3, các quốc gia ASEAN sẽ xem xét các hoạt động của Mạng lưới và thảo luận về các kế hoạch hành động khả thi trong thời gian tiếp theo.
Năm 2022, Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động sáng kiến "Thiết lập mạng lưới phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn ASEAN theo mô hình Mỗi xã một sản phẩm tại Hà Nội ngày 29/8/2022 (Khách sạn DAEWOO, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội)
Năm 2023, Việt Nam dự kiến tổ chức các sự kiện tại Thành phố Hà Nội: Hội chợ quốc tế xúc tiến và quảng bá tiêu thụ các sản phẩm OCOP và các sự kiện bên lề bao gồm: hội nghị, hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư…
Năm 2024, Việt Nam dự kiến tổ chức các sự kiện tại thành phố Hồ Chí Minh: Hội chợ quốc tế xúc tiến và quảng bá tiêu thụ các sản phẩm OCOP và các sự kiện bên lề bao gồm: hội nghị, hội thảo, diễn đàn doan nghiệp và xúc tiến đầu tư…
Năm 2025, Việt Nam kêu gọi các nước ASEAN trên tinh thần tự nguyện đăng ký tổ chức các hoạt động thường niên luân phiên (dự kiến: Thái Lan, Malaysia, Singapo, Lào, Campuchia, Myanmar, Timoleste, Bruney, Philippine and Việt Nam).