Hầu hết các cây cảnh trồng trong nhà mà chúng ta mua tại các cửa hàng bán hoa, cây cảnh hiện nay là cây nhiệt đới.
Chúng là những cây cảnh lý tưởng trong nhà vì dễ trồng, dễ chăm sóc và môi trường của chúng ta hầu như đáp ứng được hết nhu cầu cơ bản của chúng về độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ.
Tuy nhiên, để trồng những cây cảnh có kích cỡ lớn, cao to, lá xòe rộng lại là chuyện khác. Cây cảnh càng lớn thì yêu cầu về môi trường của chúng càng lớn. Nếu bạn không đáp ứng được điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ cao mà chúng mong muốn thì chúng khó mà phát triển được.
Bạn có thể tìm thấy các cây cảnh có kích cỡ lớn như Trầu bà Nam Mỹ, Trầu bà lá xẻ, Trầu bà thanh xuân, Dong riềng, Ráy, Cọ cảnh, Cau cảnh, Thiên điểu, bàng Singapore, Chuối cảnh, Xương rồng, Dương xỉ...
Các cây cảnh này đều có thể phát triển với chiều và những cây có lá to hoặc tán lá to độc đáo, ấn tượng. Chúng có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới, thường sống dưới bóng râm của các cây lớn. Đó là lý do chúng trở thành cây cảnh trồng trong nhà lý tưởng, vốn nhiều bóng râm và ít ánh sáng.
Ngoài yêu cầu cao về độ ẩm và nhiệt độ thì chúng không có các yêu khắt khe khác. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng trồng các cây cảnh này trong nhà, biết gian nhà của mình thành một vườn nhiệt đới xanh mướt mát.
Đây là xu hướng hiện nay của các gia đình hiện đại khi mà xung quanh chúng ta có quá nhiều bê tông và ít cây xanh. Hơn nữa, cuộc sống bận rộn, bề bộn cũng khiến con người dễ bị căng thẳng, stress.
Đi làm giam mình trong 4 bức tường, cắm đầu vào máy tính quá mệt mỏi. Nếu về nhà lại quanh quẩn với 4 bức tường sẽ càng căng thẳng hơn.
Vì vậy, nhiều người thích biến căn phòng của mình thành khu vườn nhiệt đới để có thêm oxy, được hít thở bầu không khí trong lành, hơn nữa việc ngắm nghía, chăm sóc cây cảnh cũng là cách giải tỏa căng thẳng tốt nhất.
Cây cảnh nhiệt đới khá dễ chăm sóc, tuy nhiên, cũng có 1 số lưu ý mà bạn cần biết, nếu không cây cảnh có thể chuyển sang màu vàng, lá héo úa, rụng và có thể chết.
Là cây nhiệt đới nên hầu hết các cây cảnh chúng ta trồng sẽ thích ẩm, tuy nhiên chúng không thích ẩm ướt. Điều này thường gây khó khăn cho mọi người khi "canh" độ ẩm để tưới nước cho cây cảnh theo đúng nhu cầu, không để chúng khô mà cũng không được quá ướt.
Nhiều loại cây cảnh thông thường sẽ chịu được việc lâu lâu lại được tưới dưới nước. Nhưng nguyên nhân chính khiến cây cảnh của chúng ta chết thường lại là do tưới nhiều quá. Vì thế, bạn phải căn chỉnh để cây cảnh không khô quá mà không ướt quá.
Trước khi tưới bạn nên kiểm tra đất xem có thực sự khô chưa và chỉ tưới khi cây cảnh cần. Để kiểm tra xem đất thực sự khô chưa thì cắm 1 cây đũa xuống khoảng 3-5cm, thấy đũa ẩm thì chưa cần tưới mà đũa khô thì nên tưới ngay và tưới thật đẫm.
Nếu trong nhà bạn trồng quá nhiều cây cảnh và khó khăn trong việc kiểm tra độ ẩm của đất thì tốt nhất là nên mua máy đo độ ẩm của đất, sẽ nhanh gọn, tiện lợi hơn nhiều.
Là cây cảnh nhiệt đới mà là cây cảnh cỡ lớn thì ngoài việc tưới nước bạn còn phải quan tâm đến độ ẩm trong không khí cho chung. Chúng có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới, thường xuyên ẩm ướt nên nếu môi trường khô ráo sẽ là đòn trí mạng cho chúng.
May mắn là các cây cảnh nhiệt đới trồng trong nhà phổ biến đã qua quá trình "thuần hóa" nên chúng thích nghi tốt với môi trường trong nhà, nơi không khí thường không quá ẩm ướt.
Tuy nhiên, cũng có 1 số loài vật nhạy cảm với độ ẩm hơn và cần phải thường xuyên phun nước để tạo độ ẩm cho không khí xung quanh thì cây mới phát triển được.
Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm gần các cây cảnh hoặc phun sương thường xuyên bằng cách sử dụng vòi phun sương.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chậu cây cảnh lên trên khay đá cuội chứa đầy nước (không để cây chìm vào nước) để chúng tự hút ẩm hơi nước bay lên. Bạn cũng có thể đặt các cây cảnh ở cạnh nhau để tăng cường độ ẩm cho nhau.
Nếu bạn trồng nhiều cây cảnh thì tốt nhất nên đặt máy theo dõi độ ẩm để tiện xử lý hơn.
3. Điều chỉnh ánh sáng cho cây cảnh
Hầu hết các cây cảnh nhiệt đới đều thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng yếu trong nhà. Tuy nhiên, cũng có 1 số cây cần ánh sáng nhiều hơn. Vì thế, khi trồng cây cảnh gì, bạn cần phải xem xét đặc tính cụ thể của chúng để đáp ứng nhu cầu của chúng.
Nếu bạn đặt cây cảnh ưa ánh sáng yếu ở cửa sổ có nắng, nó có thể làm cháy lá và có thể làm chết cây. Mặt khác, nếu bạn để các cây lá màu sắc như cây đa búp đỏ trong nhà thì lâu dần lá của chúng sẽ bị mất màu, trông sẽ không đẹp nữa.
Vì thế, nếu bạn trồng 1 thời gian mà thấy cây cảnh vươn dài về phía ánh sáng hoặc lá bị mất màu thì có nghĩa chúng cần nhiều ánh sáng. Bạn nên di chuyển chúng ra ngoài nơi có ánh sáng chiếu vào...
4. Trồng cây cảnh nhiệt đới trong chậu nhỏ
Cây cảnh nhiệt đới sợ bị đóng nước, do đó, bạn cần phải trồng chúng trong chậu nhỏ hơn là tán lá của chúng. Bạn đừng thấy cây lớn mà trồng vào chậu lớn là có hại cho cây. Nếu bạn muốn đẹp có thể đặt chậu lớn ra bên ngoài chậu
Không gian của chậu cây nhỏ thì bộ rễ của chúng có thể phát triển tốt và nhanh hơn, trong thời gian rất ngắn đã có rễ mới, lấp đầy chậu cây. Khi tưới nước, chất dinh dưỡng thì rễ cũng sẽ hút nước nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài ra, cần chú ý đến độ thoáng khí của chậu để đảm bảo cây tưới xong sẽ ráo nước nhanh chóng, không bị đọng nước. Chỉ cần bảo vệ bộ rễ của cây cảnh thì cây sẽ phát triển tốt mà không phải lo lắng gì về vấn đề vàng lá, thối rễ.
Tất nhiên, nếu bạn muốn cây lớn thêm thì cây cảnh phát triển đến 1 độ nhất định, sau khoảng 1-2 năm thì cần phải thay chậu một lần.
Bạn nào thích trồng cây xanh, đặc biệt là cây cảnh nhiệt đới kích thước lớn thì tốt nhất nên mua vào đầu xuân, khi nhiệt độ mát mẻ. Lúc này, mua cây cảnh nhiệt đới về nhà trồng có thể làm cây thích nghi nhanh chóng với môi trường trong nhà.