Mắc diệu kế của Gia Cát Lượng, vì sao Tào Tháo tấm tắc khen?
PV
07/09/2022 12:32 GMT+7
Gia Cát Lượng nổi tiếng là quân sư tài ba, liệu sự như thần. Trong số này, diệu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Khổng Minh khiến Tào Tháo mắc lừa nhưng vẫn tấm tắc khen ngợi đối thủ.
Quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ là Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long. Ảnh: Sohu
Tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung, Gia Cát Lượng được khắc họa là một người túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Khổng Minh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà Thục Hán vững mạnh và định hình thế chân vạc của 3 nước: Ngụy - Thục - Ngô. Ảnh: Sohu
Với việc đưa ra nhiều mưu kế xuất sắc, Khổng Minh giúp Lưu Bị giành được nhiều thắng lợi trước 2 nước lớn là Đông Ngô và Tào Ngụy. Trong số nàu, diệu kế "thuyền cỏ mượn tên" nổi tiếng của Gia Cát Lượng khiến Tào Tháo dù mắc lừa nhưng vẫn tấm tắc khen ngợi tài năng của quân sư lỗi lạc của nhà Thục Hán. Ảnh: Sohu
Cụ thể, vào năm 208, Tào Tháo điều động 83 vạn quân tiến xuống phía Nam nhằm thống nhất thiên hạ. Với lực lượng hùng hậu, quân Tào Ngụy giành được nhiều chiến thắng liên tiếp, trong đó có việc tiêu diệt 70 vạn quân Viên Thiệu. Ảnh: Sohu
Khi đến bờ sông Trường Giang, lực lượng của Tào Tháo dựng trại và khiêu khích Tôn Quyền khi vị quân chủ này đang kiểm soát khu vực Giang Đông. Trong bối cảnh đó, Lưu Bị và Tôn Quyền kết liên minh để đối đầu với Tào Tháo. Gia Cát Lượng hợp tác với Chu Du - quân sư của nhà Đông Ngô để đẩy lui quân Tào Ngụy. Ảnh: Sohu
Một lần, các tướng của Đông Ngô nhờ Gia Cát Lượng bày mưu tính kế để có được 10 vạn mũi tên trong vòng 10 ngày nhằm đối phó với quân Tào Ngụy. Ảnh: Sohu
Trước đề nghị này, Gia Cát Lượng nhận lời và lập quân lệnh trạng, nếu 3 ngày không đáp ứng đủ thì sẽ lấy cái chết tạ tội. Hai ngày sau đó, Khổng minh cho người chuẩn bị 20 chiếc thuyền. Mỗi chiếc thuyền bố trí 30 binh sĩ và một số lính giả bằng rơm. Ảnh: Sohu
Sang đến ngày thứ ba, Gia Cát Lượng cùng Lỗ Túc dẫn đầu các thuyền vượt sông Trường Giang và tiến đến gần nơi đóng quân của Tào Tháo. Lợi dụng yếu tố thời tiết sương mù dày đặc, Gia Cát Lượng cho tướng sĩ hò hét, khiêu khích kẻ địch. Ảnh: Sohu
Do đó, Tào Tháo sai quân bắn cung tên tiêu diệt kẻ địch. Tuy nhiên, ông không ngờ tất cả mũi tên bắn ra đều trúng binh sĩ bằng rơm trên thuyền trong khi binh sĩ thật ở các thuyền phía sau. Ảnh: Sohu
Nhờ kế sách này, Tào Tháo lấy được 10 vạn mũi tên của kẻ địch và trở về với chiến thắng giòn giã khiến quân Đông Ngô nể phục. Nhờ số tên này, liên minh Thục Hán - Đông Ngô từng bước đẩy lui quân địch. Tào Tháo sau khi biết đã mắc mưu kế của Khổng Minh nhưng vẫn không quên khen ngợi tài năng của bậc kỳ tài này. Ảnh: Sohu