Dân Việt

Giải mã hiện tượng “dậy sóng” của bờ Đông sông Hồng

Mộc Mộc 15/09/2022 15:12 GMT+7
Hạ tầng giao thông đồng bộ đã kéo hàng loạt nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam dịch chuyển về phía Đông Hà Nội, bắt đầu hành trình “thay da, đổi thịt” đáng kinh ngạc cho khu vực này trong thời gian qua.

Hạ tầng giao thông "đánh thức" phía Đông Hà Nội

Phía Đông Hà Nội đang ngày càng thể hiện vị thế trung tâm trên thị trường bất động sản. Minh chứng dễ thấy là nguồn cung mới luôn dồi dào và hiện đã chiếm khoảng 1/3 thị phần của toàn bộ khu vực Thủ đô. Có những thời điểm như quý 2 vừa qua, tỉ lệ này vượt mức 60% với nhiều loại hình sản phẩm, theo CBRE Việt Nam. Nguyên nhân bởi đây là một trong những "tọa độ" đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhà ở trên địa bàn Hà Nội.

Khởi nguồn cho sự thay da, đổi thịt của khu phía Đông là định hướng "vượt sông" để mở rộng nội đô, với dấu mốc đầu tiên là thành lập quận Long Biên năm 2003. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục bởi năm sau, Gia Lâm dự kiến sẽ phát triển lên quận khi hội đủ 27/27 tiêu chí. Ở bình diện lớn hơn, phía Đông cũng là hạt nhân nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, có kết nối với 11 tỉnh, thành phố khác trên diện tích hơn 23.000 km2 để trở thành trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giải mã hiện tượng “dậy sóng” của bờ Đông sông Hồng - Ảnh 1.

Phía Đông Hà Nội đang có "cú chuyển mình" ngoạn mục nhờ hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện và đồng bộ

Có quy hoạch "dẫn đường", hạ tầng giao thông đã phát triển ngoạn mục. Hàng loạt công trình trọng điểm quốc gia ở khu vực này đã hoàn thành và đi vào sử dụng như cầu Vĩnh Tuy (3.600 tỉ đồng), Đông Trù (6.600 tỉ đồng), Nhật Tân (13.600 tỉ đồng), cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (45.000 tỉ đồng); nút giao Cổ Linh (400 tỉ đồng)… Hệ thống này đã tạo ra khả năng kết nối đa hướng, đa dạng với trung tâm Hà Nội và đi các tỉnh, thành phố trong tam giác tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tạo cú hích cho các hoạt động giao thương, kinh tế thời gian qua.

Đáng nói là mạng lưới giao thông vẫn đang hoàn thiện hơn với hàng loạt công trình giao thông nghìn tỉ đang tiếp tục được xây dựng. Trong đó, ngay quý 2/2023, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (2.500 tỉ đồng) sẽ hoàn thành hợp long các nhịp chính và có thể khai thác, sử dụng trong quý 3/2023. TP Hà Nội cũng đang thúc tiến độ xây dựng cầu Trần Hưng Đạo - công trình giao thông cấp đặc biệt có tổng mức đầu tư gần 8.700 tỷ đồng để kịp hoàn thành vào quý 2/2025. Chưa kể, thời gian tới, sẽ có thêm gần 10 cây cầu khác bắc qua sông Hồng cùng dự án đường vành đai 4 khởi công. Mạng lưới giao thông dày đặc là điều kiện tiên quyết để thu hẹp khoảng cách giữa phía Đông với trung tâm Hà Nội. Từ đó, tâm lý e ngại di chuyển hoàn toàn bị xóa bỏ, cư dân từ các khu vực "old town" có thêm động lực để chuyển cư sang các khu vực "new city" với những ưu thế vượt trội về không gian, tiện ích, dịch vụ.

Cùng với giao thông, hạ tầng xã hội ở phía Đông Hà Nội cũng được đầu tư mạnh mẽ. Hàng loạt khu vui chơi giải trí, siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện đã được tiến hành xây dựng và nhanh chóng đưa vào sử dụng thời gian qua. Đây cũng là nhân tố làm tăng thêm sức hấp dẫn của khu vực đối với dân cư.

Những "tọa độ hấp dẫn" thu hút dòng chảy cư dân

Sở hữu hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện, cùng với quỹ đất rộng lớn, phía Đông Hà Nội dần trở thành thỏi nam châm thu hút các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đổ bộ về. Kéo theo đó là cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử từ nội đô cũ sang các đô thị mới. Điểm đến hàng đầu được lựa chọn là các đại đô thị của Vinhomes, nổi bật nhất thời điểm này là Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire.

Vinhomes Ocean Park là một trong những "thỏi nam châm" có sức hút mạnh nhất, kéo cư dân dịch chuyển từ nội đô sang khu vực phía Đông ngày càng đông đảo

Vinhomes Ocean Park là một trong những "thỏi nam châm" có sức hút mạnh nhất, kéo cư dân dịch chuyển từ nội đô sang khu vực phía Đông ngày càng đông đảo

Vinhomes Ocean Park – còn được ví là "Quận Ocean" của thành phố mới phía Đông đã đạt tốc độ phát triển thần tốc khi cộng đồng dân cư nhanh chóng cán mốc hơn 45.000 người chỉ sau 4 năm. Sức hấp dẫn của đại đô thị trước hết ở vị trí đắc địa khi nằm ở giao điểm vàng của 2 tuyến đường huyết mạch là cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 5A, cùng hàng loạt tuyến đường trọng điểm kết nối với Bắc Ninh và Hưng Yên. Khoảng cách từ Vinhomes Ocean Park tới hồ Hoàn Kiếm chỉ mất hơn 20 phút di chuyển và khoảng 45 phút tới sân bay Nội Bài.

Giải mã hiện tượng “dậy sóng” của bờ Đông sông Hồng - Ảnh 3.

Vinhomes Ocean Park ở hữu vị trí đắc địa, xung quanh là hàng loạt tuyến đường trọng điểm, giúp thu hẹp khoảng cách với trung tâm Hà Nội

Sức hấp dẫn của "Quận Ocean" còn ở những đặc quyền mà cư dân được thừa hưởng với hệ sinh thái tự nhiên rộng lớn có quy mô lên tới hàng trăm ha. Trong đó, đáng chú ý nhất là các "kỳ quan" đã làm nên kỷ lục "khu đô thị có biển hồ nước mặn và hồ nước ngọt nhân tạo trải cát trắng lớn nhất thế giới". Cùng với đó là 150 sân thể thao, hệ thống sân gym ngoài trời hàng nghìn máy tập, 9 bể bơi, 8,5 km đường chạy bộ và đạp xe, hơn 60 sân chơi trẻ em được tích hợp trong các công viên nội khu rợp bóng cây xanh…. Đây thực sự là "liều thuốc tinh thần" kích thích lối sống vận động khỏe mạnh mỗi ngày.

Cùng lúc sở hữu hàng loạt ưu thế vượt trội, bất động sản tại "Quận Ocean" luôn ghi nhận mức tăng giá kỷ lục trong 4 năm qua. Trong đó, loại hình căn hộ trong quý 2 tại khu vực này có mức tăng giá cao hơn bình quân của toàn Hà Nội. Con số này có thể còn đột biến nữa trong thời gian tới, khi đại đô thị tích hợp với giai đoạn 2 của dự án là Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire tạo thành siêu quần thể đô thị biển quy mô lên tới 1.200 ha. Khi đó, sẽ có cả một "hệ sinh thái" dịch vụ đẳng cấp được hình thành tại đây, gồm: 2 trung tâm thương mại Vincom, 2 hệ thống giáo dục chuẩn Vinschool, 2 bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec đẳng cấp 5 sao, đại học tinh hoa VinUni… mang tới các chuẩn sống đắt giá mà mọi cư dân đều đang tìm kiếm.