Dân Việt

Thời phong kiến, phi tần của hoàng đế sau khi chết đều phải làm điều này

PV 19/09/2022 08:30 GMT+7
Thời phong kiến, phi tần của hoàng đế sau khi chết đều phải bị bịt kín hậu môn. Mục đích của cách làm này là gì?

Từ xa xưa, Trung Quốc đã là một quốc gia trọng lễ nghi, không chỉ người sống phải tuân theo các quy tắc, tôn ti mà thậm chí ngay cả tập tục an táng của người đã khuất đối cũng rất được coi trọng.

Ngay cả khi trong nhà người dân bình thường có người qua đời, thì việc cử hành tang lễ cũng đã rất phức tạp.

Còn nếu người qua đời là hoàng thân quốc thích, thì nghi thức hạ táng sẽ càng long trọng hơn.

Chỉ cần nhìn vào những lăng mộ đồ sộ của các quý tộc cổ đại, cũng đã phần nào thấy được người cổ đại coi trọng nghi lễ an táng đến mức nào.

Nếu người qua đời là phi tử của Hoàng đế, thì việc hạ táng sẽ cần nhiều hơn một số quy trình.

Trước tiên cần phải có người chuyên trách đến tẩy rửa sạch sẽ di thể của vị phi tần đã khuất, sau đó lấy nút ngọc nhét vào phần hậu môn của thi thể.

TẠI SAO PHI TẦN CỦA VUA SAU KHI CHẾT LẠI BỊ BỊT KÍN HẬU MÔN?

Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật của người cổ đại còn lạc hậu, tư tưởng của người dân bấy giờ cũng chưa được mở rộng, song một số tập tục truyền thống từ xưa vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.

Thời phong kiến, phi tần của hoàng đế sau khi chết đều bị bịt kín hậu môn, tại sao? - Ảnh 1.

Theo tập tục của người Trung Quốc thời xưa, di thể của người đã khuất rất được coi trọng, vì thế trước khi an táng, di thể thường được trang điểm đẹp, chôn cùng nhiều vật bồi táng và được tìm cách bảo quản tốt. Ảnh: Sohu

Trong phong tục truyền thống của Trung Quốc, di thể của người đã khuất rất được coi trọng, chính vì vậy người xưa luôn cố gắng nghiên cứu phương pháp để bảo đảm sự hoàn chỉnh, vẹn nguyên của hài cốt người đã khuất, đồng thời giúp hài cốt không phải chịu sự tàn phá của các yếu tố bên ngoài.

Thời cổ đại, nếu như không phải trong các tình huống đặc biệt như có bệnh dịch hoành hành, buộc phải hỏa thiêu người chết, thì cách làm này bị coi là bất kính với người đã khuất.

Bấy giờ, thổ táng (chôn cất dưới đất) là hình thức mai táng chính, dĩ nhiên người chết được chôn cất dưới đất chẳng bao lâu sau thì thân xác cũng sẽ bị mục ruỗng, cuối cùng chỉ còn lại phần xương.

Khi mai táng người đã khuất, người ta đặc biệt chú trọng đến vẻ bề ngoài của thi thể, thông thường người nhà sẽ mời người đến trang điểm cho người chết, để người chết trở nên đẹp hơn, có thể diện hơn.

Để giữ cho xương cốt của người đã khuất được nguyên vẹn, khi mai táng người xưa thương làm một số việc như sau:

Sau khi người chết đi, muốn thân thể không bị mục rữa, điều quan trọng nhất phải làm là phong bế chín khiếu (chín lỗ hở trên cơ thể).

Đối vơi người hiện đại, đây có lẽ sẽ bị coi là quan niệm mê tín thời phong kiến ngu muội, song thực tế đây là phương pháp được đúc kết từ mấy trăm năm kinh nghiệm của người xưa, bản thân nó cũng có căn cứ khoa học nhất định.

Thời phong kiến, phi tần của hoàng đế sau khi chết đều bị bịt kín hậu môn, tại sao? - Ảnh 2.

Từ Hi Thái hậu sau khi chết thi thể vẫn giữ được sự nguyên vẹn. Ảnh: Sohu

Sau khi một người chết đi, dưới sự ăn mòn của các vi sinh vật và quá trình phân rã tế bào, sẽ có lượng lớn chất lỏng trong cơ thể chảy ra ngoài, những chất lỏng này sẽ đẩy nhanh tốc độ thối rữa của thi thể, đồng thời phá hủy sự hoàn chỉnh bên ngoài của thi thể, điều này là bất kính, là thiếu tôn trọng đối với người đã khuất.

Đặc biệt là với các vị phi tần có thân phận cao quý, nếu như sau khi họ chết đi, chín khiếu không được phong bế, thì sẽ chẳng có cách nào để giữ cho thi thể được nguyên vẹn.

Chính bởi như vậy, các phi tần sau khi qua đời sẽ dùng nút ngọc nhét vào hậu môn, làm như vậy giúp kéo dài thời gian bảo quản thi thể, đồng thời cũng có tác dụng rất lớn trong các nghi lễ an táng của Trung Quốc thời xưa.

Lý do phải dùng nút ngọc nhét vào phần hậu môn là bởi vì, trước khi tổ chức lễ an táng, thi thể sẽ được ngâm trong chu sa và thủy ngân, nút ngọc có tác dụng ngăn không cho thủy ngân đi vào trong cơ thể.

THI HÀI VẪN CÒN NGUYÊN VẸN SAU KHI ĐƯỢC AN TÁNG NHIỀU NĂM

Trên thực tế, trong quá trình khám phá nhiều ngôi mộ cổ đại, người ta đều phát hiện ra rằng di thể bên trong mộ vẫn còn giữ được vẻ sinh động như đang sống.

Nhưng rất nhanh sau đó, thi thể đã mất đi vẻ rạng rỡ và dần dần thối rữa, thậm chí ngay cả những châu báu bồi táng bến cạnh cũng sẽ trở nên xỉn màu.

Nguyên nhân là do khi thi thể tiếp xúc quá lâu với không khí sẽ dễ bị oxi hóa, việc người cổ đại nghiên cứu sâu về vấn đề này đã cho thấy họ vô cùng tôn trọng di thể của người đã khuất.

Dù cho khi còn sống cuộc đời có ra sao đi nữa thì khi chết đi họ cũng luôn hi vọng bản thân có thể chết nhắm mắt, được yên nghỉ.

Ngày nay, tại Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều phong tục tập quán được lưu truyền lại từ thời xa xưa.

Có những tập tục đã có thể lý giải nguyên nhân nhưng có những tập tục vẫn còn là điều bí hiểm, nhưng dẫu sao thì đó vẫn là những giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng đáng trân quý.

Trình độ của con người thời xưa chắc chắn không thể cao, không được tiếp cận khoa học tiên tiến như ngày nay.

Thế nên vào thời đại đó, người ta tin rằng khi con người chết đi thì sẽ còn có kiếp sau.

Chính vì thế, với rất nhiều gia tộc quyền quý hiển hách, nếu trong nhà có người qua đời, họ sẽ đem rất nhiều đồ vật quý giá hay những gì mà người đã chết yêu thích khi còn sống chôn cùng quan tài để làm đồ bồi táng.

Thời phong kiến, phi tần của hoàng đế sau khi chết đều bị bịt kín hậu môn, tại sao? - Ảnh 3.

Những nút ngọc được dùng để bịt kín hậu môn các phi tần của vua thời xưa. Ảnh: Sohu

Thực tế, nếu xét theo góc độ cảm tính thì những nghi thức tang lễ long trọng của người cổ đại chính là những mong chờ tốt đẹp họ gửi gắm cho một thế giới họ chưa biết.

Nếu như đời này bạn đang được hưởng giàu sang phú quý, thì bạn cũng sẽ mong muốn kiếp sau mình vẫn được hưởng những điều tốt đẹp như vậy.

Nếu như đời này của bạn không được tốt đẹp, thuận lợi, bạn sẽ hi vọng kiếp sau có thể sống thoải mái hơn.

Chính nhờ sự tôn trọng với người đã khuất cùng sự mong chờ, kỳ vọng vào một cuộc sống viên mãn ở kiếp sau đã khiến nghi lễ mai táng thời cổ đại Trung Quốc vô cùng được coi trọng.