Dân Việt

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội

Phương Linh - Nguyễn Tùng 03/10/2022 15:08 GMT+7
Nằm tại con ngõ sâu bên cạnh khu phố Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tấp nập người qua lại, chùa Hưng Ký được xem là một trong những ngôi chùa độc đáo còn sót lại cuối triều nhà Nguyễn.

Clip ngôi chùa cổ Hưng Ký. Thực hiện: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 2.

Chùa Hưng Ký có tên chữ là Vũ Hưng Tự, hiệu là Võ Hưng Truyền Am. Chùa được xây dựng bởi ông Trần Văn Thành, một trong những nhà tư sản tiêu biểu đầu tiên của Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX. Ông Thành và vợ vốn là người sùng bái đạo Phật nên khi bà xã qua đời, ông đã tự bỏ hơn 4.000 đồng Đông Dương để xây dựng chùa Hưng Ký. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 3.

Chùa có diện tích khuôn viên khoảng 3.000m2, được xây dựng vào 1932, năm Bảo Đại thứ tám và là ngôi chùa gốm sứ duy nhất tại Hà Nội. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 4.

Chùa Hưng Ký đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng bảo tồn vào năm 1992. Ghé thăm chùa, nhiều người không khỏi choáng ngợp trước vẻ nghiêm trang nhưng không kém phần độc đáo của công trình tôn giáo này. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 5.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa kết hợp cùng phương pháp trang trí bằng gốm sứ. Những mảnh sứ, sành đủ màu sắc được tinh tế ghép thành những bức tranh, pho tượng, câu đối mô tả các sự tích trong Phật thoại. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 6.

Người dân ở khu vực xung quanh chia sẻ, hầu hết nguyên vật liệu và gốm sứ để trang trí của chùa đều được ông Trần Văn Thành tự tay chỉ đạo sản xuất trong 5 năm. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 7.

Nhờ cấu trúc cột kèo, xà nhà được xây dựng chắc chắn, nên dù trải qua gần 100 năm, chùa vẫn vô cùng chắc chắn, bền vững. Sự tỉ mỉ của ông Thành cùng đội ngũ nghệ nhân đã giúp công trình Phật giáo này được ví như bông hoa quý trải qua bão tố vẫn ngát sắc hương giữa lòng thành phố. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 8.

Đặc biệt, phần tường bên ngoài còn được lát một lớp granito hồng nhạt, không những có hiệu quả trang trí cao mà còn có công dụng chống nứt vỡ, đảm bảo cảnh quan ngôi chùa. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 9.

Tam bảo chùa Hưng Ký có dạng chữ Đinh với bảy gian tiền đường, ba gian thượng điện. Mái chùa là mái chồng diêm được lợp ngói ống, bên trên được trang trí bằng hình tượng lưỡng long được ốp bằng lớp gốm men trang trí hình lá đề. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 10.

Phía trước điện cũng đặt hai pho tượng Quan Âm Thế Chí và Đại Thế Chí làm bằng gỗ cao 3,3m, đứng trên toà sen. Ngoài ra, bên trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng trân quý, được tạo tác tinh tế của đức Di Lặc, Phật tổ và Mẫu Liễu Hạnh. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 11.

Không thể không nhắc đến phần nhà bia chùa Hưng Ký với kiến trúc tứ trụ hai tầng mái, nằm phía sau Phật điện. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 12.

Đặc biệt, phần diềm mái được lấy cảm hứng từ câu truyện Tây Du Ký, một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.

Điều đặc biệt bên trong ngôi chùa gốm sứ "có một không hai” ở Hà Nội - Ảnh 13.

Trải qua hơn 100 năm tồn tại, chùa Hưng Ký không chỉ trở thành địa điểm tôn giáo nổi tiếng, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đặc sắc không đâu có được. Ảnh: Phương Linh - Nguyễn Tùng.