Bước 1. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho
Căn cứ theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì bên bán, bên tặng cho cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận (Sổ đỏ).
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (đăng ký kết hôn).
- Hợp đồng ủy quyền (nếu bán thay người khác).
- Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua chuẩn bị theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng, nhưng có thể do các bên thỏa thuận vì theo quy định: Bên nào có yêu cầu công chứng thì bên đó phải nộp phí công chứng (trừ các bên có thỏa thuận khác).
- Ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể soạn trước hợp đồng. Tuy nhiên, các bên thường sẽ yêu cầu tổ chức công chứng soạn thảo.
Công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng
Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
Trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cũng phải nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí theo Tiết a.1 Điểm a Khoản 3 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 140/2016/NĐ-CP.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (nộp hồ sơ sang tên)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì nộp theo thông báo.
Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Giấy chứng nhận.
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời hạn thực hiện thủ tục sang tên như sau:
Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.