Dân Việt

Hàng loạt tỷ phú công nghệ đã "bốc hơi" khối tài sản khổng lồ ra sao?

Huỳnh Dũng 17/11/2022 11:00 GMT+7
Sau khi “cưỡi trên làn sóng béo bở” của sự giàu có tăng vọt trong bối cảnh bùng nổ công nghệ do làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch Covid-19, các bậc thầy tỷ phú công nghệ hiện đang bắt đầu chứng kiến giá trị tài sản ròng của họ bốc hơi.

Vốn dĩ, các công ty công nghệ vốn đã tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn đầu của đại dịch, nhưng hiện đang phải hứng chịu tác động của lạm phát cao, lãi suất tăng và tốc độ tăng trưởng quảng cáo kỹ thuật số chậm lại. Nhiều công ty hiện đang kiểm soát chi phí, giám sát số lượng nhân viên hoặc thậm chí sa thải nhân viên.

Đối với nhiều giám đốc điều hành và người sáng lập, giá trị tài sản ròng của họ ít nhất một phần gắn liền với cổ phần trong doanh nghiệp của họ. Điều đó có nghĩa là những biến động lớn trong giá cổ phiếu của công ty họ có thể tác động sâu sắc đến thước đo của cải của họ.

Từ Mark Zuckerberg của Facebook đến Larry Page của Alphabet, đây là danh sách 7 tỷ phú nghèo đi trong lĩnh vực công nghệ năm 2022. Ảnh: @AFP.

Từ Mark Zuckerberg của Facebook đến Larry Page của Alphabet, hay Elon Musk, đây là danh sách 7 tỷ phú nghèo đi trong lĩnh vực công nghệ năm 2022. Ảnh: @AFP.

Nhìn lại một chút, chỉ một năm trước, các tỷ phú công nghệ đã chứng kiến sự giàu có của họ tăng vọt với thị trường công nghệ gần mức cao nhất mọi thời đại và nhà đầu tư mạo hiểm bơm một khoản tiền lớn vào các công ty mới thành lập. Nhưng sau 12 tháng, đó là một bối cảnh tài chính hoàn toàn khác khi giá cổ phiếu sụt giảm và lạm phát gia tăng.

Theo một phân tích của tờ Wall Street Journal, các ông trùm công nghệ đã chứng kiến hơn 480 tỷ đô la tài sản của họ bốc hơi từ đầu năm đến ngày 31/10/2022. Sự giàu có của giới công nghệ giảm mạnh xảy ra khi người lao động quay trở lại nơi làm việc và lo ngại suy thoái kinh tế, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát, thị trường chứng khoán bị tàn phá.

Dưới đây là cái nhìn về 7 ông trùm công nghệ nổi tiếng đã thành công như thế nào trong thời kỳ bùng nổ công nghệ, theo dữ liệu được tổng hợp từ Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, sau đó là sự sụt giảm tài sản tính từ đầu năm cho đến ngày 31/10/2022.

Elon Musk giảm 66,4 tỷ USD

Ông đã vượt qua người sáng lập Amazon Jeff Bezos vào năm 2021 để trở thành người giàu nhất thế giới và trở thành người đầu tiên có tài sản ròng trị giá hơn 300 tỷ USD. Hay nói rõ hơn, ông trùm ô tô điện, không gian và Twitter, Elon Musk, là người giàu nhất thế giới, có thời điểm sở hữu hơn 300 tỷ USD, với phần lớn tài sản của ông đến từ cổ phần của ông trong SpaceX và Tesla. Đại dịch đã thúc đẩy Tesla trở thành công ty nghìn tỷ đô la, nhưng khi đỉnh cao của đại dịch qua đi, giá cổ phiếu của công ty này bắt đầu giảm xuống.

Giá trị tài sản ròng của ông ấy đã giảm 75,4 tỷ đô la theo số liệu từ đầu năm đến ngày 31/10, chứng kiến giá trị tài sản ròng của mình giảm xuống chỉ còn 204 tỷ USD. Gần đây, Musk đã tạo ra làn sóng sau khi kết thúc thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD vào cuối tháng trước. Ông ấy tiết lộ kế hoạch tiếp quản vào thời điểm cổ phiếu công nghệ bắt đầu đi xuống, dẫn đến một số suy đoán rằng ông ấy có thể đã mua công ty với giá rẻ hơn.

Jeff Bezos giảm 65,7 tỷ USD

Người sáng lập Amazon Jeff Bezos đã từ chức giám đốc của gã khổng lồ thương mại điện tử vào năm ngoái, nhưng điều đó không bảo vệ ông khỏi cuộc đổ máu công nghệ. Giống như nhiều gã khổng lồ công nghệ khác, Amazon đã bùng nổ trong thời kỳ đại dịch dày đặc nhưng đã bị rung chuyển bởi quá trình chuyển đổi trong thời gian kể từ đó. Amazon được cho là đã đóng băng việc tuyển dụng trong một số hoạt động của mình. Giá trị tài sản ròng của Bezos đã giảm xuống 65,7 tỷ đô la trong số liệu từ đầu năm đến 31/10. Tài sản ròng của ông Bezos được định giá chỉ còn 127 tỷ USD.

20 tỷ phú hàng đầu và sự thay đổi về giá trị tài sản ròng của họ, tính từ đầu năm nay đến ngày 31/10. Ảnh: @AFP. Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.

20 tỷ phú hàng đầu và sự thay đổi về giá trị tài sản ròng của họ, tính từ đầu năm nay đến ngày 31/10. Ảnh: @Chỉ số Tỷ phú Bloomberg.

Bill Gates giảm 27,3 tỷ USD

Đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, từng là người giàu nhất thế giới, đã đóng một vai trò tích cực trong đại dịch. Tổ chức của ông ấy đã quyên góp tiền cho các hoạt động liên quan đến đại dịch và ông ấy thỉnh thoảng tham gia thảo luận về chính sách cộng đồng về cách ứng phó với COVID-19.

Ông đã chứng kiến khối tài sản ròng của mình giảm xuống ở con số 27,3 tỷ đô la trong năm nay, xuống chỉ còn 111 tỷ USD.

Mark Zuckerberg giảm hơn 87 tỷ USD

Trong số tất cả các bậc thầy công nghệ giàu có rơi vào thảm cảnh tương tự, Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg đã lâm vào cuộc suy sụp lớn nhất. Các cổ đông gần đây đã lo lắng bởi một báo cáo thu nhập ảm đạm khiến cổ phiếu công ty Meta giảm mạnh.

Đằng sau hậu trường, Zuckerberg được cho là đã chuẩn bị cho công ty của mình một số biện pháp thắt lưng buộc bụng khi công ty của anh phải vật lộn với những cơn gió ngược. Từ đầu năm đến nay, tài sản của giám đốc điều hành Meta đã giảm hơn 87 tỷ USD. Điều đó mang lại cho anh ta khối tài sản ròng hiện tại trị giá 37,7 tỷ USD, phù hợp với người giàu thứ 28 trên thế giới.

Larry Ellison giảm 14 tỷ USD

Larry Ellison, người sáng lập Oracle đã nghèo hơn 14 tỷ đô la khi tài sản ròng của ông hiện được định giá chỉ còn 93,2 tỷ đô la.

Larry Page giảm 39,2 tỷ USD

Người đồng sáng lập của Alphabet, công ty nắm giữ Google, Larry Page cũng bị mất tài sản tương tự như các đồng nghiệp công nghệ của mình. Từ đầu năm đến nay, mức giảm là 39,2 tỷ đô la, xuống còn 89,3 tỷ đô la tính từ đầu năm đến ngày 31/10/222.

Steve Ballmer giảm 21,3 tỷ USD

Cựu Giám đốc điều hành Microsoft, Steve Ballmer đã rời khỏi gã khổng lồ công nghệ vào năm 2014. Ông sở hữu nhiều cổ phần tại Redmond, công ty giúp phát triển hệ điều hành Windows và Lost Angeles Clippers. Tài sản của Ballmer đã giảm 21,3 tỷ đô la từ đầu năm cho đến cuối tháng 10/2022, giá trị tài sản ròng giảm xuống chỉ còn 84,4 tỷ đô la.

Huỳnh Dũng- Theo Timesofindia.indiatimes/ Washingtonexaminer/WSJ