Thời kỳ Tam quốc là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và nhà Tây Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà Đông Hán.
Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220, được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa, như các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thiệu - Viên Thuật, Tôn Kiên, Lưu Biểu, Lưu Bị, Đổng Trác, Lữ Bố, quân Khăn Vàng v.v. Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bằng sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy, Thục và Ngô. Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy, Thục là Thục Hán, và Ngô là Đông Ngô. Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng việc Ngụy tiêu diệt Thục (năm 263), nhà Tây Tấn thay thế Ngụy năm 266, và tiêu diệt Ngô (280).
Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử đầy hỗn loạn và chinh chiến này đã được tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian, truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trò chơi điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử. Ghi chép lịch sử chính thức của thời kỳ này là Tam quốc chí của Trần Thọ, với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi sau này.
Mặc dù Tam quốc là giai đoạn quần hùng tranh bá, nhân tài võ thuật nổi lên khắp nơi. Thế nhưng theo nhận định của KKNews, những nhân vật sở hữu sức khỏe đáng nể hàng đầu thời bấy giờ chỉ có 6 nhân vật dưới đây.
Hồ Xa Nhi là một viên bộ tướng phụng sự dưới trướng của Trương Tú. Nhắc tới vị tướng này, có không ít ý kiến cho rằng ông thực sự là chiến binh mạnh nhất trong toàn quân của Trương Tú.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, sức mạnh xuất chúng của ông được bộc lộ thông qua chi tiết "sức đội được năm trăm cân, một ngày đi được bảy trăm dặm".
Điển Vi (? – 197) là một vị tướng từng phục vụ dưới quyền của Tào Tháo.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung xây dựng hình tượng nhân vật này là một trong những mãnh tướng nổi bật trong thời kỳ gây dựng lực lượng của Tào Mạnh Đức.
Mặc dù không miêu tả trực tiếp về khí lực, nhưng sức mạnh của Điển Vi trong Diễn nghĩa lại được bộc lộ gián tiếp thông qua binh khí mà ông sử dụng.
Tam quốc diễn nghĩa hồi thứ 10 có đoạn: "Điển Vi từng báo thù cho bạn, giết người xách đầu ra ngoài chợ, hàng mấy trăm người không dám đến gần. Y sử dụng hai ngọn kích sắt, nặng tám mươi cân, cắp ngồi trên ngựa, vung múa nhẹ như bay".
Là vị tướng "uy chấn Hoa Hạ" nổi tiếng, không ngạc nhiên khi Quan Vũ cũng là một trong những nhân vật sở hữu sức mạnh không thể xem thường.
Cũng giống như Điển Vi, tác giả La Quán Trung đã mượn sức nặng của binh khí để thể hiện sức khỏe xuất chúng của Quan Vân Trường.
Theo đó, Tam quốc diễn nghĩa hồi thứ nhất có nhắc tới vũ khí của Quan Vũ qua câu văn: "Vân Trường đánh một thanh long đao nặng 82 cân".
"Thanh long đao" được cho là cây Thanh Long Yển Nguyệt đao – vũ khí từng giúp Quan Vân Trường tạo nên nhiều chiến công vang dội.
Bên cạnh đó, người huynh đệ kết nghĩa của Quan Vân Trương là Trương Phi cũng sở hữu sức mạnh kinh người. Trong Tam Quốc chí, tác giả Trần Thọ từng đánh giá về vị tướng này như sau: "Trương Phi sức địch vạn người, hổ thần một thời".
Vị trí thứ hai: Lữ Bố
Được mệnh danh là võ tướng "vô địch thiên hạ" một thời, Lữ Bố là cái tên không thể không nhắc tới trong bảng xếp hạng về sức mạnh.
Hồi thứ 16 của Tam quốc diễn nghĩa có kể lại sự việc Lữ Bố dùng một mũi tên để hóa giải thế cục căng thẳng giữ Lưu Bị và Kỷ Linh (võ tướng phe Viên Thuật).
Trong đó có đoạn: "Kỷ Linh xuống ngựa vào trại, trông thấy Lưu Bị ngồi trong trướng cũng mất vía, xoay người trở ra. Lữ Bố bước lên kéo lại, như kéo đứa trẻ con".
Bạn bè kết giao với nhau mà thấy có 3 biểu hiện này, hãy dừng lại càng sớm càng tốt!
Có thể nhấc được một người trưởng thành, hơn nữa lại là một võ tướng phương phi khỏe mạnh, từ đó cho thấy khí lực của Lữ Bố không phải dạng tầm thường.
Mặt khác, Phương Thiên Họa Kích tuy nhìn qua có phần gọn nhẹ hơn so với đại đao của Quan Vũ hay trường mâu của Trương Phi, nhưng loại vũ khí này cũng sở hữu sức nặng tương đối.
Tam quốc diễn nghĩa không đề cập tới cân nặng cụ thể của cây kích nổi tiếng này. Tuy nhiên theo nhận định trong cuốn "Đãng Khấu Chí", Phương Thiên Họa Kích của Lữ Bố có sức nặng xấp xỉ khoảng 24 cân (theo đơn vị đo lường cổ).
Lại nhớ năm xưa trong điển cố "Tam anh chiến Lữ Bố", ngay cả khi Quan Vũ dùng Thanh Long Yển Nguyệt Đao và Trường Phi dùng Bát Xà Mâu cũng chưa hạ được Phương Thiên Họa Kích trong tay Lữ Bố, từ đó có thể thấy sức mạnh của vị tướng từng được mệnh danh là "vô địch thiên hạ" này.
Vị trí thứ nhất: Hứa Chử
Hứa Chử (? – 230) là công thần khai quốc của nhà Tào Ngụy. Ông cũng từng là tướng hầu cận bên Tào Tháo và nổi danh với sự trung thành, tận tụy cùng sức khỏe phi thường.
Trong Tam quốc diễn nghĩa hồi 12, sức mạnh xuất chúng của vị tướng này được thể hiện qua lời giới thiệu của ông trước mặt Tào Tháo:
"Tôi lấy tay nắm lấy hai đuôi trâu, kéo lại đi giật lùi được hơn một trăm bước".
Theo nhận định của KKNews, trâu trưởng thành có thể đạt tới cân nặng 500 – 600kg hoặc thậm chí hơn. Như vậy nếu chiếu theo miêu tả như trên thì Hứa Chử có thể kéo di chuyển một vật có sức nặng lên tới trên dưới gần một tấn.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, ông từng đọ sức với các viên tướng nổi tiếng khác như Điển Vi, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu... và không ít trong số đó là những cuộc đấu không phân thắng bại vì ngang sức ngang tài.