Dân Việt

Vì sao có người hay bị lạnh tay, chân?

Theo Nam Giao 07/01/2023 15:50 GMT+7
Người thường xuyên bị chóng mặt, da nhợt nhạt, tay chân lạnh có thể liên quan đến thiếu máu. Bệnh này thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

Người thường xuyên bị chóng mặt, da nhợt nhạt, tay chân lạnh có thể liên quan đến thiếu máu. Bệnh này thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.

Vì sao có người hay bị lạnh tay, chân? - Ảnh 1.

Người bị thiếu “khí” và thiếu máu có thể thêm nhãn khô hoặc hạt sen vào chế độ ăn uống để nuôi dưỡng tim và lá lách. Ảnh: News-medical.

Theo South China Morning Post, nếu bạn cảm thấy khó chịu trong thời tiết lạnh và đã thử mọi cách nhưng vẫn không thể làm ấm tay chân, bạn có thể bị thiếu chất sắt.

Thiếu sắt có nguy cơ dẫn đến thiếu máu, khi số lượng tế bào hồng cầu hoặc hemoglobin (huyết sắc tố) thấp hơn bình thường.

Hemoglobin mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu tế bào hồng cầu quá ít, bất thường hoặc không đủ hemoglobin, khả năng của máu trong việc vận chuyển oxy đến các mô cơ thể sẽ giảm. Điều này có thể gây mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt và khó thở.

Khoảng 30% dân số toàn cầu mắc bệnh thiếu máu và tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao gấp 3-5 lần nam giới. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 42% trẻ em dưới 5 tuổi và 40% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị thiếu máu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, thiếu máu là nguyên nhân gây ra 5.633 ca tử vong ở nước này vào năm 2020.

Thiếu máu do thiếu sắt phần lớn có thể được ngăn ngừa bằng cách có chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng với thực phẩm giàu chất sắt. Để tận dụng tối đa chất sắt trong thực phẩm, các chuyên gia khuyên nên bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống và lưu ý các loại thực phẩm có chứa chất ngăn chặn sự hấp thụ sắt như tanin trong trà và cà phê.

Để ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng thiếu sắt, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ.

Các dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt

Yoyo Sze Tung-yan, bác sĩ đông y tại Trung tâm Chain's Medicare ở quận Central, Hong Kong, cho biết: “Thiếu máu do thiếu sắt được xác định là hội chứng máu hoặc thiếu máu. Nó có thể được mô tả là tình trạng suy nhược chung của cơ thể”.

Theo bác sĩ Sze, các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi và buồn ngủ ở giai đoạn đầu. Sau đó, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như da tái xám hoặc xanh xao, rụng tóc, chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, khó thở, mất ngủ, mơ màng, chán ăn và bụng sưng lên. Những triệu chứng trên có thể kèm theo buồn nôn và nôn hoặc táo bón.

Yu Man-Mung, bác sĩ đông y tại Hong Kong, cũng đồng ý với những triệu chứng trên và cho biết thêm: “Theo y học cổ truyền, thường xuyên chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân lạnh cũng có liên quan đến thiếu máu. Đây là tình trạng máu yếu hoặc máu cung cấp cho cơ thể không đủ, khiến các cơ quan quan trọng không được nuôi dưỡng. Từ đó, cơ thể bị suy nhược”.

Vì sao có người hay bị lạnh tay, chân? - Ảnh 2.

Châm cứu cũng có thể nuôi dưỡng máu. Ảnh: Alleviant.

Ngoài ra, bác sĩ Sze cho hay quá trình sản xuất máu có liên quan chặt chẽ với lá lách. Lá lách có chức năng hấp thụ thức ăn, chuyển hóa “khí” (năng lượng) và máu bằng các chất dinh dưỡng, đồng thời điều hòa máu để ngăn chảy máu. Điều này liên kết chặt chẽ lá lách với dạ dày.

Nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu lá lách không hoạt động bình thường. Ngoài tim, thận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra máu và hoạt động bình thường của lá lách phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng “khí” từ thận.

Cách điều trị tại nhà

Trong y học phương Đông, cả lá lách và dạ dày bị suy yếu có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

Bác sĩ Sze gợi ý những người bị thiếu “khí” và thiếu máu có thể bổ sung nhãn khô hoặc hạt sen vào chế độ ăn uống của họ để nuôi dưỡng tim và lá lách.

Các triệu chứng phổ biến của thiếu “khí” và máu bao gồm chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc hơi vàng, mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở hoặc kinh nguyệt không đều. Bác sĩ Sze khuyên dùng trà ba ngày (three-date tea) để giúp bồi bổ cơ thể.

Nguyên liệu cho loại trà này gồm 4 quả chà là đỏ khô, 4 quả chà là đen khô, một quả chà là sấy khô, 2 g nhân sâm Mỹ và 700 ml nước. Bạn cần đun nhỏ lửa các nguyên liệu trong 20 phút, sau đó tắt bếp và để yên trong 15 phút trước khi uống.

Bên cạnh đó, nếu lá lách và thận bị suy yếu, bạn sẽ gặp các triệu chứng như sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, ù tai, chóng mặt và phân lỏng. Trong trường hợp này, bài thuốc thảo mộc dưới đây có tác dụng dưỡng huyết, nuôi dưỡng lá lách và thận.

Thành phần bao gồm 30 g rễ hoàng kỳ Mông Cổ, 15 g bạch truật, 4 quả nhãn khô, 30 g đậu phộng, 15 g củ mài khô, 15 g bạch phục linh, 6 g hạt sen, 6 g quả kỷ tử khô và 1000 ml nước. Bạn cần cho các nguyên liệu vào nước, đun sôi ở nhiệt độ cao rồi hạ lửa nhỏ trong 20 phút trước khi uống.

Bác sĩ Yu cho biết châm cứu và liệu pháp moxibustion (tương tự như châm cứu) cũng có thể nuôi dưỡng máu. Điều quan trọng nhất bạn phải lưu ý là tình trạng thiếu sắt có liên quan mật thiết đến lối sống.

Ngoài ra, bạn nên duy trì trạng thái lạc quan, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ và cân bằng, đồng thời tập thể dục vừa phải. Theo bác sĩ Yu, bạn nên tránh thực phẩm chiên, cay và đông lạnh.

Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất? Làm thế nào để ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh? Để giải quyết mối quan tâm về vấn đề này, mục Sức khỏe của Zing giới thiệu bạn cuốn sách Chỉ dẫn để sống khỏe toàn diện của tác giả Shaun Francis. Sách sẽ giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất và giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.