Như vậy, thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con đã được tính bao gồm ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần nên khi nghỉ thai sản trùng Tết, người lao động sẽ không được giải quyết nghỉ bù.
Quy định này được áp dụng đối với cả lao động nam và lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Cũng theo Điều 34 Luật BHXH năm 2014, thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con của người lao động được xác định như sau: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con trong 6 tháng. Sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi thì được nghỉ thêm 1 tháng/con.
Lao động nam có vợ sinh con nếu vợ sinh một con và sinh thường thì được nghỉ 5 ngày làm việc. Vợ sinh một con mà phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi được nghỉ 7 ngày. Vợ sinh đôi được nghỉ 10 ngày làm việc và nếu vợ sinh ba trở lên thì từ con thứ ba, mỗi con sinh ra được nghỉ thêm 3 ngày làm việc so với trường hợp vợ sinh đôi.
Bên cạnh đó, những người lao động nghỉ thai sản vào dịp Tết sẽ bị thiệt một số quyền lợi. Đó là số ngày nghỉ có hưởng lương ít hơn người lao động khác do không được nghỉ bù; Không được tính lương ngày Tết.
Song, người lao động vẫn được tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản, được lĩnh tiền bảo hiểm từ cơ quan BHXH.
Cụ thể, với lao động nữ sinh con, mức hưởng chế độ thai sản =100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ thai sản x 6 tháng.
Với lao động nam, mức hưởng chế độ thai sản = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ thai sản : 24 x số ngày nghỉ.
Mặt khác, theo khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc/tháng trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH. Đồng thời họ còn được cơ quan BHXH đóng bảo hiểm y tế.
Thời gian này sẽ được tính cộng đồn vào tổng thời gian tham gia BHXH của người lao động để sau này tính hưởng BHXH 1 lần hoặc hưởng lương hưu khi về già.