Trong hơn sáu trăm năm, ngôi đền Matsugaoka Tōkei-ji, ở thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, đã từng là nơi tị nạn cho những phụ nữ đang tìm nơi trú ẩn khỏi những người chồng vũ phu, bạo hành. Vào thời mà phụ nữ không có quyền ly dị chồng, những người phụ nữ bị bạo hành thường chạy trốn đến ngôi chùa Phật giáo tôn nghiêm này.
Sau khi phục vụ tại chùa và tu viện trong một số năm nhất định, Tōkei-ji đã dàn xếp để họ ly hôn chồng. Chính trong thời gian này, các biệt danh phổ biến dành cho ngôi đền đã được sử dụng, đó là Enkiri-dera ("Ngôi đền đoạn tuyệt") và Kakekomi-dera ("Ngôi đền tị nạn"). Đôi khi nó còn được gọi là "Đền ly hôn".
Ngôi đền được thành lập vào năm 1285 bởi Lady Horiuchi, vợ của Hōjō Tokimune, nhiếp chính thứ tám của Mạc phủ Kamakura, sau cái chết của chồng bà. Lady Horiuchi sinh năm 1252 trong gia tộc Adachi hùng mạnh và các đồng minh của Hōjō. Sau khi cha qua đời khi cô mới một tuổi, Horiuchi được nuôi dưỡng bởi anh trai Adachi Yasumori, người kế vị Yoshikage với tư cách là người đứng đầu gia tộc và là người giám hộ của cô.
Chồng tương lai của Horiuchi, Tokimune, sinh sớm hơn một năm và lớn lên tại dinh thự Adachi ở Kamakura. Cả hai đứa trẻ đã quen nhau từ khi còn rất nhỏ. Horiuchi kết hôn với Tokimune khi cô chín tuổi và anh mười tuổi. Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau chuyển từ nhà Adachi đến nhà riêng của Tokimune. Gần bảy năm sau, Tokimune trở thành nhiếp chính của shōgun, là người đàn ông quyền lực nhất đất nước.
Cả Phu nhân Horiuchi và Hōjō Tokimune đều là những đệ tử nhiệt thành của Thiền tông, và tích cực tham gia các bài tập thiền định. Khi Tokimune bất ngờ lâm bệnh vào năm 1284, ông và phu nhân Horiuchi đều cắt tóc và mặc áo cà sa. Tokimune lấy tên tôn giáo là Hokoji-dono Doko, và Phu nhân Horiuchi lấy tên Phật giáo là Kakusan Shidō. Không lâu sau, Tokimune qua đời và Phu nhân Horiuchi thề sẽ xây dựng một ngôi đền để vinh danh ông.
Phu nhân Horiuchi ban đầu không có ý định cụ thể Tōkei-ji là nơi ẩn náu cho những người phụ nữ chạy trốn khỏi chồng của họ. Tiếng tăm đó phần lớn bắt nguồn từ các các thức hoạt động của nó trong hai thế kỷ cuối cùng của thời kỳ Tokugawa, ngôi đền ban đầu khéo léo đặt tên là "Ngôi đền tị nạn", để cho những người cần một nơi tu dưỡng vào ở.
Ngôi đền hiện tại thu hút rất nhiều du khách vì lịch sử của nó. (Ảnh: IT).
Theo một ghi chép lịch sử không rõ niên đại và quyền tác giả, Phu nhân Horiuchi đã yêu cầu con trai mình là Sadatoki ban hành luật đền thờ ở Tōkei-ji để giúp những phụ nữ muốn ly thân với chồng của họ. Sadatoki chuyển yêu cầu đến hoàng đế, sau đó, yêu cầu được chấp thuận. Ban đầu, thời gian làm giúp việc tại chùa được ấn định là ba năm.
Điều này sau đã được giảm xuống còn hai năm. Có tới 2.000 vụ ly hôn đã được Tōkei-ji chấp thuận trong thời Tokugawa, nhưng sau khi ban hành luật mới, ngôi đền đã mất quyền này vào năm 1873. Tất cả các trường hợp ly hôn đều do Tòa án Tư pháp giải quyết. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, ngôi chùa không chỉ mất đi nguồn hỗ trợ tài chính mà chính sách chống Phật giáo của chính phủ đã góp phần vào sự sụp đổ của ni viện cũ.
Ngôi đền vẫn là một tu viện dành riêng cho phụ nữ và đàn ông không được phép vào cho đến năm 1902, khi một người đàn ông đảm nhận vị trí trụ trì và Tōkei-ji trở thành một ngôi chùa chi nhánh dưới sự giám sát của Engaku-ji.
Toàn bộ ngôi đền, ngoại trừ tháp chuông, đã bị phá hủy trong trận động đất lớn Kantō năm 1923, và ngôi đền dần dần được xây dựng lại trong thập kỷ sau đó.