Một gương mặt trẻ Thế hệ Vi mô (Zillennials) tận hưởng chuyến du lịch tự do "thời hậu Covid-19". (Video: Daily Mail)h
Trước đó những người chi tiêu cao nhất khi đi du lịch, được xác định là thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials, còn được gọi là Gen Y, gồm những người được sinh ra khoảng từ năm 1981-1996) và Gen Z trẻ hơn (được sinh ra từ giữa thập niên 1995-2012).
Tự gọi mình là "flashpackers" (kiểu như du lịch ba lô nhưng có nhiều tiền hơn để chi tiêu), du khách thuộc thế hệ Thiên niên kỷ chi khoảng 3.500 USD cho mỗi chuyến đi, với mức trung bình 60 USD/ngày. Theo sát họ là các du khách Gen Z - những người thường đi du lịch khoảng 29 ngày/ năm (theo condorferries.co.uk).
Thế hệ Thiên niên kỷ (Millennials) thường chi khoảng 3.500 USD cho mỗi chuyến đi du lịch. (Ảnh: panasonic.aero)
Đặc biệt Gen Z với quan điểm độc đáo về du lịch, được các chuyên gia dự đoán sẽ thay đổi ngành du lịch trong tương lai khi họ trưởng thành hơn, tự chủ và độc lập hơn về kinh tế. Nhưng nay thế hệ Zillennials (Micro generation - thế hệ Vi mô, còn được gọi là Zennials, được coi như cầu nối giữa thế hệ Thiên niên kỷ với Gen Z) đang nổi lên "thời hậu Covid-19" cả về sự độc đáo và số lượng đông đảo.
Điều khiến thế hệ Vi mô (Zillennials) trở nên độc đáo hơn so với thế hệ Thiên niên kỷ và Gen Z, theo một báo cáo gần đây của ấn phẩm dịch vụ tài chính PYMNTS, là khả năng chi tiêu lớn và nhiều khi "khác thường" của họ.
Mặc dù được kết nối với kỹ thuật số nhiều nhất, nhưng thế hệ Vi mô (Zillennials) cũng thích săn hàng hiệu bán lẻ tại các shop. (Ảnh: PYMNTS)
Điều khiến thế hệ Vi mô (Zillennials) trở nên độc đáo hơn, là khả năng chi tiêu lớn và nhiều khi "khác thường" của họ. (Ảnh: Getty)
"Nhiều thanh niên thích đi du lịch. Với tinh thần YOLO (You Only Live Once - "bạn chỉ sống một lần"), họ rất hòa đồng và sẵn sàng lên kế hoạch cho các chuyến đi theo nhóm với bạn bè để tổ chức tiệc cưới, tiệc độc thân, mừng thi đỗ…
Do cũng ít hoặc chưa bị ràng buộc bởi con nhỏ, nên đây là thời điểm trong đời họ thực sự muốn đi du lịch và mong muốn đó giúp họ vượt qua những "rào cản" như giá cả đắt đỏ…" - nhà phân tích Ted Rossman của Bankrate.com lưu ý.
Thế hệ Vi mô (Zillennials) nhìn chung quan tâm đến hiện tại nhiều hơn khi cân nhắc chi tiêu. Họ muốn theo đuổi đam mê của mình, đồng thời chọn cách không để những hạn chế về tài chính hạn chế cuộc sống "chỉ có một lần" trong đời.
Họ muốn chi tiêu cho trải nghiệm nhiều hơn là cho những mặt hàng vật chất. Có thể nói, hành vi của họ báo hiệu việc theo đuổi sự hài lòng tức thì và mức sống cao, mặc dù ít của cải tích lũy hơn.
Nada Torbica, 22 tuổi, một gương mặt thế hệ Vi mô (Zillennials) người Mỹ, cho biết: Cuộc sống chung nhà với cha mẹ cho phép cô đi du lịch nhiều hơn. (Ảnh: DM)
Được đánh giá là những người tiêu dùng ở đỉnh cao của cả thế hệ Thiên niên kỷ và Gen Z, hiện tại ở Mỹ có tới 48% thế hệ Vi mô (Zillennials) chọn cách trở về sống cùng cha mẹ, nghĩa là họ không phải trả tiền thế chấp và thuê nhà ở riêng khi giá cả tăng cao.
Thêm vào đó nhờ thu nhập ổn định và "lớn lên trên mạng internet", thế hệ Vi mô (Zillennials) đang trở thành những người mua sắm hiểu biết, sẵn sàng chi tiêu lớn. Nhiều người trong số họ đang vung tiền chi tiêu hàng xa xỉ và tận hưởng trung bình khoảng 10 chuyến du lịch kỳ nghỉ mỗi năm.
Màn trình diễn "thời trang băng dính" được cho là "mạo hiểm nhất" tại Tuần lễ Thời trang New York, Mỹ tối 12/2. (Ảnh: DM)
Trên chặng đường du lịch, thế hệ Vi mô (Zillennials) cũng sẵn sàng chi thêm những khoản "khác thường". Ví dụ như mua vé vào xem màn trình diễn "thời trang băng dính" được cho là "mạo hiểm nhất" tại Tuần lễ Thời trang New York, Mỹ tối 12/2.
Màn trình diễn lại gây tranh cãi này do thương hiệu Black Tape Project tổ chức, với loạt thiết kế kỳ lạ của nhà thiết kế Joel Alvarez. Theo đó dàn người mẫu gần như khỏa thân sải bước trên sàn catwalk, với chỉ những dải băng dính chủ yếu che … vùng kín trên cơ thể. Mỗi thiết kế sử dụng các kết hợp băng dính khác nhau với nhiều loại hình dạng, kích cỡ và màu sắc để tạo ra các kiểu dáng kỳ lạ khác nhau.