Bất ngờ: Việt Nam đã tự lắp ráp tiêm kích từ… hơn nửa thế kỷ trước
PV
28/02/2023 10:31 GMT+7
Trong điều kiện không tưởng, các cán bộ, thợ kỹ thuật của quân chủng Phòng không Không quân đã lắp ráp thành công máy bay MiG-17 để chúng ta có đủ phương tiện đối đầu với người Mỹ ở trên không.
Trong giai đoạn giữa của những năm 1960, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam rất nhiều tiêm kích MiG-17 để chúng ta sử dụng làm chiến đấu cơ giao tranh với Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Ảnh: Thợ máy Trung đoàn 921 đang lắp ráp máy bay phản lực MiG-17 (năm 1965) - TL.
Do điều kiện đất nước còn khó khăn, máy bay Mỹ bắn phá liên tục, các kỹ sư, công nhân kỹ thuật của Không quân Việt Nam thậm chí còn phải lắp ráp, sửa chữa máy bay MiG-17 trong những nhà lá được xây dựng sơ sài như thế này. Nguồn ảnh: TL.
Tuy nhiên, với việc lắp ráp, sửa chữa thành công nhiều chiếc MiG-17 với sự trợ giúp của chuyên gia Liên Xô, binh chủng Phòng không Không quân Việt Nam đã tạo nên nhiều kỳ tích, trong đó có kỳ tích bắn hạ chiến đấu cơ F-4 Phantom II huyền thoại của Mỹ bằng loại máy bay đời cũ này. Nguồn ảnh: TL.
Lật lại lịch sử, từ năm 1960 phía Việt Nam đã gửi phi công đi đào tạo ở Trung Quốc. Tuy nhiên các phi công của Việt Nam khi này được gửi đi để đào tạo lái máy bay MiG-15 chứ không phải MiG-17. Nguồn ảnh: TL.
Sau khi về nước, ngay lập tức các phi công của Việt Nam bắt tay vào học chuyển lại tại các căn cứ bí mật, học cách điều khiển và sử dụng tiêm kích MiG-17 dưới sự chỉ dạy của các chuyên gia Liên Xô. Nguồn ảnh: TL.
Tới năm 1962, nhóm phi công lái MiG-17 đầu tiên của Việt Nam được tốt nghiệp. Tới năm 1964, Liên Xô trao tặng cho Việt Nam 36 chiến đấu cơ các loại bao gồm MiG-17 và MiG-15UTI phục vụ cho huấn luyện - đây cũng được coi là những tiêm kích phản lực đầu tiên của Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.
Trung đoàn Không quân đầu tiên của Việt Nam cũng được thành lập trong thời gian này - Trung đoàn 921. Trong các năm tiếp theo, rất nhiều thanh niên ưu tú đã được tuyển chọn để tham gia các khoá đào tạo, huấn luyện phi công ở Liên Xô và Trung Quốc. Nguồn ảnh: TL.
Tới thời điểm này, phía Việt Nam đã có đủ nhân lực và máy bay để thành lập thêm một Trung đoàn Không quân nữa, đặt tên hiệu là 923. Tới năm 1969 Trung Đoàn Không quân 925 tiếp tục được thành lập mới, chịu trách nhiệm sử dụng các tiêm kich MiG-19 của Liên Xô. Nguồn ảnh: TL.
Xét một cách công bằng, Không quân Việt Nam ở thời điểm này thua kém Không quân Mỹ về mọi mặt. Từ kinh nghiệm chiến đấu cho tới trang bị, quy mô, trình độ,.. tất cả chúng ta đều thua kém. Vậy mà trong những cuộc giao tranh trực tiếp, Không quân Việt Nam đã lập nên nhiều kỳ tích, khiến phi công Mỹ phải kinh hãi. Nguồn ảnh: TL.
Chiến tích đầu tiên của Không quân Việt Nam với chiến đấu cơ MiG-17 là vào ngày 4/4/1965. Trong ngày này, hai chiếc F-105 Thunderchief (Thần Sấm) của Không quân Mỹ đã bị các chiến đấu cơ MiG-17 của Trung đoàn Không quân 921 bắn hạ. Nguồn ảnh: TL.
Thậm chí cho tới tận năm 1972 - nghĩa là khi các chiến đấu cơ MiG-17 đã trở nên quá lỗi thời, Không quân Việt Nam vẫn sử dụng MiG-17 bắn hạ một chiến đấu cơ F-4J cực kỳ hiện đại của Không quân Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: TL.
Tổng cộng trong toàn cuộc Chiến tranh Việt Nam, các chiến đấu cơ MiG-17 của Không quân Việt Nam đã hạ được 11 chiến đấu cơ F-4, 8 chiếc F-105, 3 chiếc F-8 cùng 6 chiếc máy bay khác của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Điều đáng nói là các chiến đấu cơ MiG-17 của ta trong thời gian này không có tên lửa, hoàn toàn sử dụng pháo. Cơ số đạn pháo trên chiếc MiG-17 chỉ đủ để khai hoả trong... 5 giây. Nếu chỉnh cho máy bay bắn theo loạt 2 giây một, cơ số đạn cũng chỉ đủ để siết cò... 2 phát rưỡi. Nhưng như vậy cũng đủ để vít cổ hàng loạt chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ. Nguồn ảnh: TL.