Mandy Tang nói rằng, một ứng viên đã nộp đơn xin việc kèm thư xin việc do ChatGPT tạo ra. Tang cho biết cô không phản đối công nghệ này, nhưng bị sốc khi bức thư thiếu thông tin cá nhân nghiêm trọng.
Cụ thể chi tiết về sự việc, Mandy Tang, một huấn luyện viên nghề nghiệp và chủ doanh nghiệp, cho biết cô đã nhận được đơn xin việc kèm sơ yếu lý lịch ở vị trí công việc bán thời gian khoảng năm phút, sau khi cô đăng công việc trên UpWork, một nền tảng việc làm tự do trực tuyến.
Mặc dù cô ấy không yêu cầu thư xin việc, nhưng người tìm việc đã gửi cho cô ấy một lá thư. Thoạt nhìn, Tang cho biết nó có vẻ hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của bảng tuyển dụng công việc.
Tang nói với Insider: "Bức thư xin việc thực sự được định dạng tốt, viết cực kỳ hay và có mọi thứ tôi muốn theo đúng nghĩa đen. Nhưng sau đó tôi nhìn kỹ hơn và nhận ra đó chỉ là một bản sao và chủ yếu sao chép, dán tất cả những gì tôi đã đưa vào bản mô tả công việc".
Cô ấy nói rằng, cô ấy nhận thấy bức thư xin việc thậm chí dường như đã nêu lại phần nâng cao một số kinh nghiệm của chính cô ấy trong bảng tuyển dụng: "Có một phần trong bản mô tả công việc mà tôi đã nói những điều như, 'Tôi đã điều hành một doanh nghiệp được 5 năm', nhưng nó lại xuất hiện trong phần kinh nghiệm làm việc của ứng viên này".
Tang cho biết cô đã nghe nói về những người tìm việc sử dụng ChatGPT của OpenAI, và nghi ngờ rằng bức thư có thể do AI tạo ra. Cô ấy đã yêu cầu chatbot viết cho mình một lá thư xin việc dựa trên bản mô tả công việc của mình và kết quả là "giống nhau từng chữ".
Dựa trên những phát hiện của mình, Tang cho biết cô tin rằng ứng viên này đã đưa bản mô tả công việc qua ChatGPT và yêu cầu nó viết một thư xin việc trên cơ sở dữ liệu đó. "Tôi nghĩ điều này quá đổi mơ hồ và hoang đường", cô nói.
Tang cho biết cô không có vấn đề gì với những người tìm việc sử dụng công nghệ nói chung, nhưng bị sốc khi ứng viên không chỉnh sửa lại bức thư, hoặc thêm nhiều thông tin cá nhân quan trọng cần thiết khác.
Cái kết là Tang đã không theo dõi hồ sơ ứng viên này, với lý do bản chất của vai trò, thiếu thông tin cá nhân và ngôn ngữ mô tả công việc quá giống của cô ấy trong bảng mô tả tuyển dụng. Tang đã ghi lại trải nghiệm của mình trong một clip TikTok, đã thu hút hơn 1,8 triệu lượt xem.
Mặt khác, Tang khuyến khích các ứng viên sử dụng chúng làm điểm khởi đầu cho thư xin việc của họ. "Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn lấy thông tin cá nhân của riêng bạn", cô nói. "Bạn cần đọc lại nó và bạn cần sử dụng nó như một nền tảng ban đầu để tham khảo, bạn không thể chỉ sao chép và dán nó y chang được".
ChatGPT đã trở nên phổ biến với những người tìm việc nhờ khả năng viết thư xin việc, với nhiều người dùng đã chứng minh kết quả trên TikTok. Các nhà tuyển dụng trước đây đã nói với Insider rằng, mặc dù một số nội dung do AI tạo ra có thể vượt qua cách các ứng viên thực sự tự viết, nhưng cách này cũng được đánh giá là thiếu cá tính.
Tuy nhiên, những người tìm việc có thể sớm bị từ chối nếu cứ sử dụng công nghệ này. Robert Boersma, phó chủ tịch điều hành của Talent.com, cho biết những cách viết do AI tạo ra này đã trở nên dễ dàng phát hiện hơn.
Ông nói: "Nếu thư xin việc của bạn sử dụng các từ chuyên môn, các câu nói rộng nhưng thiếu chiều sâu và cá tính, có cấu trúc hợp lý nhưng thiếu các chi tiết nhỏ, thì rất có khả năng nhà tuyển dụng sẽ nhận ra rằng đó là thư xin việc do AI tạo ra".
Boersma cho biết thêm, khi các nền tảng AI trở nên phổ biến, khả năng ứng viên tạo ra các câu có cùng cấu trúc cũng tăng lên. Ông nói thêm, các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng sử dụng các công cụ kiểm tra sự hiện diện của AI, và những ứng viên bị phát hiện có nguy cơ bị loại do nhận thấy thiếu nỗ lực nghiêm trọng.
Các ứng viên cũng có nguy cơ trình bày sai về bản thân nếu họ phụ thuộc quá nhiều vào AI. Boersma cho biết: "Khi các công cụ này soạn thảo các câu trả lời dựa trên thông tin được cung cấp, có thể văn bản được tạo ra sẽ phù hợp với bảng mô tả công việc nhưng không phù hợp với các giá trị và niềm tin cá nhân thực sự có của bạn".
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Alison Green, người đã tạo ra trang web Ask a Manager, nói rằng mọi người nên suy nghĩ cẩn thận trước khi yêu cầu một chatbot viết một phần đơn xin việc của họ — đặc biệt là tùy thuộc vào lĩnh vực công việc.
Green nói: "Nếu bạn gửi một mẫu bài viết của mình cho một công việc nặng về viết lách tự động và bạn không viết nó - ý tôi là, bạn đang tự chuốc lấy thảm họa cho mình".
"Câu hỏi không phải là về đạo đức mà là về việc liệu nó có thông minh hay không. Và tôi sẽ nói không, nó thực sự ngu ngốc", Green nói thêm. Điều làm cho một lá thư xin việc nổi bật phần lớn là những giai thoại và kinh nghiệm cá nhân mà người nộp đơn có thể mang lại — và một người máy không thể bịa ra những điều đó".