Gia đình tôi có con làm trong cơ quan Nhà nước cấp xã, hiện, muốn sinh thêm cháu cho đông vui nhưng vì sợ vướng quy định sinh con thứ 3.
Tôi muốn hỏi hiện nay việc sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức được pháp luật quy định như thế nào?
Bạn đọc Mai Xuân Vũ (50 tuổi, trú tại Quảng Trạch, Quảng Bình) hỏi.
Về câu hỏi công chức viên chức có được sinh con thứ 3, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, theo Điều 10 Pháp lệnh Dân số năm 2003, sửa đổi năm 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, thì mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có thể sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Chính phủ đã quy định cụ thể tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số, sửa đổi bởi Nghị định số 18/2011/NĐ-CP, các trường hợp không vi phạm quy định bao gồm:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
b. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ), không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống."
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Hiện nay, Pháp lệnh Dân số và các Nghị định nêu trên vẫn đang có hiệu lực thi hành, do đó vẫn được áp dụng đối với công dân Việt Nam nói chung và công chức, viên chức nói riêng.
Như vậy, việc công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở đi có thể vi phạm chính sách dân số mà Nhà nước đặt ra trong giai đoạn này.
Theo quy định mới nhất về các hành vi vi phạm và hình thức kỷ luật tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, thì cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật khi vi phạm quy định của pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình.
Tùy vào số lần vi phạm và hậu quả từ hành vi vi phạm mà cán bộ, công chức, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP.
Cụ thể việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức viên chức vi phạm sinh con thứ 3 như sau.
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Cách chức.
• Bãi nhiệm.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Hạ bậc lương.
• Buộc thôi việc.
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Giáng chức.
• Cách chức.
• Buộc thôi việc.
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Buộc thôi việc.
• Khiển trách.
• Cảnh cáo.
• Cách chức.
• Buộc thôi việc.