Dân Việt

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản nấm sò

Nấm sò là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể chất đạm, vitamin và khoáng chất. Tuần này, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ hướng dẫn quý vị thu hoạch và bảo quản nấm sò đúng cách.

Cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu cách thu hoạch và bảo quản nấm sò

Sổ tay Nhà nông: Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản nấm sò.

1. Thu hoạch nấm sò

Nấm sò mọc thành cụm nên khi thu hái, phải hái cả cụm, hái sạch gốc. Hái nấm đúng độ tuổi (có đường kính mũ nấm từ 2 - 2,5cm), khi đó, giá trị chất lượng nấm cao nhất.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản nấm sò - Ảnh 2.

Cách thu hoạch nấm sò.

Nấm sò cần được thu hái vào buổi sáng. Nếu có điều kiện, ta có thể thu hái nấm mỗi ngày từ 2 - 4 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối. Thời điểm này, nấm sẽ luôn đẹp vì không có nấm quá tuổi. Thời gian thu hoạch kéo dài  2 - 3 tháng. Sau khi hái xong, dùng dao cắt sạch phần gốc, tách từng cụm nấm vừa nhỏ cho vào túi PE, buộc kín miệng túi vận chuyển đến nơi tiêu thụ ngay trong ngày.

2. Cách bảo quản nấm sò

Bảo quản lạnh là khâu quan trọng nhất giúp cây nấm luôn tươi ngon và giữ được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.

Có hai phương pháp bảo quản: 

+ Bảo quản ở kho mát.

+ Cấp đông.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản nấm sò - Ảnh 3.

Phương pháp làm mát bằng kho lạnh, hầm cấp đông.

Bảo quản lạnh hoặc ướp lạnh có thể sử dụng nhiệt độ thấp hơn một chút (–1 đến –4°C), tùy thuộc vào độ tươi của nấm cần bảo quản trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản lạnh theo ngày hoặc nhiều tuần.

Cấp đông chậm được thực hiện ở nhiệt độ dưới -18°C, cấp đông nhanh ở dải nhiệt -35°C. Thời gian bảo quản trong nhiều tháng hoặc theo năm. Tránh vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng chất lượng nấm và thường được sử dụng nhất.

Nhiệt độ của nấm sau khi thu hoạch dao động trong khoảng từ 15°C đến 18°C, nhiệt độ này sẽ tăng lên do quá trình hô hấp và nhiệt độ môi trường, dễ ảnh hưởng đến chất lượng và hình dạng của nấm. Người ta ước tính rằng nấm ở 10°C có hoạt động hô hấp cao hơn 3,5 lần so với ở 0°C. Vì vậy đòi hỏi phải chuyển nấm ngay lập tức sang kho làm lạnh để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nấm.

Bảo quản nấm tươi

Để nấm vào túi PE, buộc chặt miệng túi, chuyển đến nơi tiêu thụ, quá trình vận chuyển cần tránh va chạm cơ học để nấm khỏi bầm dập, muốn bảo quản lâu cần để ở nhiệt độ lạnh 5-8°C, thời gian được 24 giờ.

SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn cách thu hoạch và bảo quản nấm sò - Ảnh 4.

Bảo quản nấm bằng phương pháp phơi hoặc sấy khô.

Phơi hoặc sấy khô

Nếu không sử dụng hết nấm tươi mà không muốn nấm bị hỏng, người nông dân có thể phơi hoặc sấy khô. 

Nấm tươi dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều dọc từ mũ nấm đến cuống. Nếu trời mưa dùng quạt, quạt cho se nấm lại mới đem vào sấy ở nhiệt độ từ 30 - 40 °C trong vài giờ, sau đó nâng nhiệt độ dần lên và tối đa không quá 55°C, thời gian sấy không quá 16h. Sau khi nấm khô giòn (có ẩm độ < 13%), có màu trắng ngà, mùi thơm ngon, cho ngay vào túi nilon 2 lớp buộc thật chặt và bảo quản nơi khô ráo.

Nấm sò rất dễ trồng và không tốn nhiều công chăm sóc. Người nông dân cần chú ý bảo quản đúng cách để hạn chế sự hư hỏng sau khi thu hoạch để khi tiêu thụ và xuất hàng nấm vẫn tươi ngon và giữ nguyên được chất dinh dưỡng.

Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2,3,5,6 trên trang web Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com