Vào thời nhà Thanh, có một chính sách được đánh giá là bảo thủ, gây ra nhiều ảnh hưởng. Đó là bế quan tỏa cảng. Sở dĩ nhà Thanh áp dụng chính sách này nhằm mục đích có thời gian củng cố quyền lực của vương triều, đồng thời tránh được nguy cơ các thế lực ở bên ngoài âm thầm cấu kết với nhau nhằm lật đổ chính quyền vẫn còn non trẻ.
Vào thời hoàng đế Khang Hi trị vì nhà Thanh, mặc dù chính sách "bế quan tỏa cảng" dần dần được thực hiện nhưng vẫn có một số cảng cho phép người nước ngoài vào. Nhờ vậy, trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này, nhiều nhà truyền giáo và học giả phương Tây đã có cơ hội vào Trung Quốc. Một số người trong số họ thậm chí còn được hoàng đế Khang Hi trọng dụng và giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình.
Khang Hi là một vị hoàng đế tân tiến, cởi mở, sẵn lòng tiếp nhận những điều mới lạ. Ông rất tò mò về văn hóa và công nghệ của phương Tây.
Đặc biệt, lúc sinh thời, Khang Hi rất tin tưởng vào một vị bác sĩ phương Tây vì ông có thể chữa khỏi căn bệnh sốt rét mà hoàng đế mắc phải. Trước đó, dù đã thử nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị, nhưng không có cách này chữa khỏi bệnh cho hoàng đế. Cho đến khi vị bác sĩ này tới, căn bệnh của hoàng đế mới được chữa khỏi hoàn toàn.
Điều này khiến hoàng đế Khang Hi rất quan tâm tới y học và công nghệ phương Tây. Ông trở nên cởi mở hơn với văn hóa và kiến thức phương Tây. Sự xuất hiện của bác sĩ phương Tây không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho Khang Hi mà còn mở ra cánh cửa giao lưu văn hóa với phương Tây trong thời kỳ vị hoàng đế này trị vì nhà Thanh.
Do công nghệ sản xuất lúc bấy giờ chưa hoàn hảo nên socola khó đóng thành khối mà chỉ ở dạng bột. Socola ban đầu chỉ phổ biến trong đời sống của quý tộc châu Âu, nhưng sau đó đã bắt đầu lan rộng khắp thế giới.
Ngày nay, người dân có thể dễ dàng mua các loại socola trong các cửa hàng hay siêu thị. Tuy nhiên, với chính sách bế quan tỏa cảng vào thời nhà Thanh, nhiều mặt hàng và văn hóa từ các nước phương Tây không thể vào Trung Quốc.
Khang Hi là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã ăn thử socola. Điều này cũng cho thấy sự cởi mở của hoàng đế Khang Hi đối với các nền văn hóa và vật phẩm từ nước ngoài.
Theo đó, vào mùa hè năm 1706, thời tiết tại Bắc Kinh vô cùng nóng nực. Trong khi đó có một số nhà truyền giáo phương Tây đã tới vương triều nhà Thanh. Lúc bấy giờ, hoàng đế Khang Hi đã hạ lệnh cho đại thần nhiều lần tiếp xúc với người phương Tây là Hách Thế Hanh kiếm một số loại thuốc tây với công dụng giải nhiệt.
Đặc biệt, Khang Hi còn yêu cầu vị đại thần này mang về socola, vật phẩm mà vị hoàng đế này nghe nói là rất nổi tiếng ở phương Tây vào lúc bấy giờ.
Sau khi nghe lệnh của hoàng đế, vị đại thần này lập tức tìm kiếm về socola. Đại thần Hách Thế Hanh biết socola chỉ có người nước ngoài mới có. Do đó, ông đã tìm gặp các giáo sĩ phương Tây để tìm kiếm về thức uống này.
Thật may mắn khi vị đại thần này đã nghe ngóng được thông tin rằng có một vị giáo sĩ đến từ Italy đã mang theo hơn 100 thanh socola tới Đại Thanh.
Đại thần Hách Thế Hanh đã tới mua socola từ vị giáo sĩ này và dâng lên cho hoàng đế Khang Hi nếm thử. Vị đại thần này cũng cẩn thận hỏi người giáo sĩ về thành phần và cách pha chế socola. Đặc biệt, vị đại thần này còn cẩn thận viết một bản hướng dẫn sử dụng socola dài hơn 900 chữ để dâng lên hoàng đế Khang Hi.
Theo cách của người phương Tây lúc đó, họ thường pha socola với nước đường và rót vào các chén bạc, sau đó khuấy lên rồi mới thưởng thức.
Thế nhưng nhìn bản tấu dài hơn 900 chữ của đại thần Hách Thế Hanh, hoàng đế Khang Hi lại không hài lòng. Vị đại thần này đã trình bày rằng socola được coi là một loại thức uống ở châu Âu, được dùng như trà và nó không phải là thuốc.
Sau khi biết được socola không phải là thuốc nên Khang Hi cũng mất hứng thú với loại thức uống này. Do đó, sau khi xem bản tấu chương dài hơn 900 chữ, hoàng đế Khang Hi chỉ nói 3 chữ ngắn ngủi: "Đã biết rồi".
Sau khi Khang Hi nếm thử socola cũng như cách hoàng đế này trả lời bản tấu chương, có thể thấy ông không đánh giá cao thức uống này. Hoàng đế Khang Hi cho rằng socola dù phổ biến ở phương Tây nhưng không thể so với các loại trà của Đại Thanh. Hơn nữa cách pha chế lại quá cầu kỳ và socola lại không phải là thứ thuốc có công dụng đặc biệt gì.
Do đó, Hoàng đế cho rằng không cần thiết phải nhập về Đại Thanh một loại vật phẩm như vậy. Từ đó, trong cung cũng không ai dám nhắc đến socola vì sợ làm hoàng đế Khang Hi không vui.
Trên thực tế, socola có nhiều tác dụng như giúp cải thiện tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch,... Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều socola có thể gây tăng cân, nguy cơ bị bệnh tiểu đường, sâu răng, không tốt cho sức khỏe xương...