Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định đối tượng tuyển sinh của chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số
Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo.
Ưu tiên tuyển sinh người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số;
Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
Tổ chức đào tạo tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
Tổ chức bồi dưỡng tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
Về kiểm tra, đánh giá
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
Học viên thi cuối khóa đạt từ 5,0 điểm trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10. xếp loại cụ thể như sau:
Điểm trung bình đạt từ 8,0 - 10 điểm, xếp loại: Giỏi;
Điểm trung bình đạt từ 6,5 - 8,0 điểm, xếp loại: Khá;
Điểm trung bình đạt từ 5,0 - dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình.
Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình.
Học viên được đánh giá hoàn thành chương trình thì được cấp chứng chỉ.