Việt Nam từng cải biên xe tăng T-34 thành… pháo phòng không tự hành
PV
05/07/2023 18:33 GMT+7
Ít nhất đã có hai phiên bản pháo tự hành xây dựng dựa trên khung gầm của xe tăng T-34-85 được Việt Nam chế tạo trong thời gian diễn ra kháng chiến chống Mỹ.
Trong quá khứ, Quân đội Việt Nam từng nhận một lượng lớn xe tăng T-34-85 do Liên Xô viện trợ để tăng cường sức mạnh cho lực lượng thiết giáp của ta trong kháng chiến chống Mỹ. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Tuy nhiên, các xe tăng T-34-85 đã tỏ ra kém hiệu quả trong tác chiến ở Việt Nam, nhất là khi một loạt xe tăng chủ lực T-54/55 được chúng ta đưa vào sử dụng, trọng trách xe tăng chủ lực khi đó đã không còn thuộc về dàn xe tăng T-34-85. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Mặc dù vậy, do có số lượng lớn và độ bền cao, nhiều khả năng Việt Nam đã tự nghiên cứu, cải biên xe tăng T-34-85 thành pháo tự hành phòng không và sử dụng ngay trong kháng chiến chống Mỹ. Ít nhất đã có hai khẩu pháo tự hành phòng không dựa trên khung gầm T-34-85 được ra đời. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Những hình ảnh hiếm hoi của lịch sử ghi lại một xe tăng T-34 cải biên thành pháo tự hành chống tăng được chúng ta sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ. Chiếc xe tăng này có số thân 045 và được cho là một trong hai chiếc duy nhất từng được Việt Nam sử dụng. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Bản thân chiếc 045 này cũng bị chúng ta bỏ lại ở chiến trường miền Nam Việt Nam, quân đội Mỹ sau đó đã mang về nghiên cứu và đưa sang Mỹ trưng bày sau khi chiến tranh kết thúc vì đây là loại vũ khí rất hiếm - nếu không muốn nói là độc nhất vô nhị. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Nhiều tài liệu cho biết, khẩu pháo tự hành phòng không Type 63 ban đầu được Trung Quốc thiết kế và sản xuất với pháo 37mm 61-K - phiên bản pháo phòng không được Trung Quốc sao chép của Liên Xô. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Tuy nhiên, pháo phòng không tự hành Type 63 của Trung Quốc lại được đặt trên khung gầm của xe tăng Type 58 - phiên bản T-34-85 do Trung Quốc tự chế tạo dựa trên thiết kế của Liên Xô - chứ không phải chế tạo trực tiếp trên khung gầm T-34-85 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Bản thân Việt Nam cũng chưa bao giờ nhận viện trợ loại xe tăng Type 58 từ phía Trung Quốc, chúng ta chỉ nhận viện trợ trực tiếp xe tăng T-34-85 từ phía Liên Xô nên rất có khả năng, Việt Nam đã tự cải biên xe tăng T-34-85 thành pháo tự hành dựa trên thiết kế của Type 63 do Trung Quốc sản xuất. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Nhiều tài liệu của Mỹ nhận định, khẩu pháo tự hành Type 63 do Việt Nam sử dụng trong chiến tranh chống Mỹ có hiệu quả rất thấp khi đối đầu với máy bay phản lực. Tuy nhiên khi sử dụng để tấn công các loại trực thăng hay máy bay động cơ cánh quạt, loại vũ khí này lại tỏ ra khá hiệu quả. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Vị trí của xạ thủ trên khẩu pháo tự hành phòng không đầy bí ẩn Mỹ tìm được trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Khẩu pháo tự hành phòng không số hiệu 045 này hiện còn sót lại duy nhất một chiếc, được Mỹ trưng bày tại viện bảo tàng chiến tranh của quốc gia này. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Xe được bảo quản trong tình trạng khá tốt dù để ngoài trời. Phần khung gầm của Type 63 ít nhất tới nay cũng đã gần 70 năm tuổi. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.
Pháo tự hành phòng không số hiệu 045 được vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ vào năm 1975 để phục vụ cho công tác trưng bày, nghiên cứu. Nguồn ảnh: Tankencyclopedia.