Trong Tiếu ngạo giang hồ, Nhậm Ngã Hành từng nói bản thân chỉ tâm phục khẩu phục Đông Phương Bất Bại, Phương Chứng đại sư và Phong Thanh Dương. Vậy nếu 3 đại cao thủ này tỉ thí với nhau thì thứ hạng của họ được sắp xếp thế nào?
Đông Phương Bất Bại là một trong những nhân vật mạnh nhất trong "Tiếu ngạo giang hồ" nói riêng cũng như trong các tác phẩm của Kim Dung nói chung. Đông Phương Bất Bại luyện Quỳ Hoa bảo điển nên có được võ công tuyệt thế nhưng lại trở thành một người ái nam. Tại Hắc Mộc Nhai, Đông Phương Bất Bại chỉ với một cây kim nhỏ đánh bại 4 đại cao thủ gồm Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên. Duy chỉ có Lệnh Hồ Xung học được Độc Cô Cửu Kiếm nên có thể nhìn ra sơ hở của Đông Phương Bất Bại nhưng vì thân pháp của y quá nhanh nên chiêu thức chỉ trúng vào tàn ảnh. Đông Phương Bất Bại với thi triển Quỳ Hoa Bảo Điển, vô cùng phi phàm, một mình áp đảo 4 người Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên và Thượng Quan Vân liên thủ. Phải tới khi, nhóm họ bắt được Dương Liên Đình – người tình của Đông Phương và dùng anh ta để uy hiến thì y mới bị đánh bại.
Lệnh hồ Xung cũng phải thừa nhận bản thân mình không mạnh bằng Đông Phương Bất Bại. Những lời này được chép lại trong Tiếu ngạo giang hồ hồi 128 khi Đông Phương Bất Bại nói: "Nếu đơn đả độc đấu, thì giáo chủ cũng không thể đánh bại được thuộc hạ. Nhậm Ngã Hành hơi do dự nói: Đúng vậy, võ công của ngươi cao hơn ta, ta rất khâm phục.
Đông Phương Bất Bại nói: Lệnh Hồ Xung, kiếm pháp của ngươi rất cao cường, nhưng nếu đơn đả độc đấu cũng không địch lại ta.
Lệnh Hồ Xung đáp: Đúng vậy. Kỳ thực bọn ta liên thủ cũng đánh không lại ngươi, nhưng ngươi lo cho gã họ Dương nên mới phân tâm mà bị thương. Võ công của các hạ rất cao, không hổ thẹn với danh xưng là đệ nhất thiên hạ, tại hạ vô cùng khâm phục."
Lệnh Hồ Xung từng có cơ duyên gặp được Phong Thanh Dương và được ông truyền cho bí kíp kiếm thuật thượng thừa là Độc cô cửu kiếm. Đồng thời chàng cũng được Phương Chứng đại sư truyền cho Dịch Cân Kinh để chữa di chứng của Hấp tinh đại pháp với lời nói dối là tâm pháp nội công của Phong Thanh Dương. Từ đây, có thể nói, Lệnh Hồ Xung cũng có thể coi như là đệ tử của 2 vị đại cao thủ này. Như vậy, Lệnh Hồ Xung nhận định rằng Đông Phương Bất Bại là cao thủ số một thiên hạ cũng chính là bằng chứng không thể chối cãi rằng võ công của ông ta xếp ở vị trí hàng đầu so với Phong Thanh Dương, Phương Chứng đại sư.
Vậy hai người còn lại thì thế nào?
Những người hâm mộ kiếm hiệp Kim Dung đều biết rằng Độc Cô Cửu Kiếm là một bí kíp kiếm thuật tối thượng xuất hiện trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ, được sáng tạo bởi Độc Cô Cầu Bại.
Độc Cô Cầu Bại chưa bao giờ xuất hiện thật sự trong các tiểu thuyết của Kim Dung, mà chỉ miêu tả qua các lời kể của các nhân vật khác. Ông là một cao thủ có võ công đạt mức lư hỏa thuần thanh, đặc biệt là trình độ kiếm thuật vô địch. Ông ta tung hoành giang hồ suốt một đời mà chưa từng bị thất bại, không tìm được đối thủ của mình. Ông ta cô độc cho đến chết mà chỉ mong được một lần bại trận nên có tên là "cầu bại".
Độc cô cửu kiếm được coi là triết lý đặc sắc của Đạo gia đề cao việc sử dụng kiếm thuật một cách linh hoạt, người luyện kiếm pháp này sẽ trở thành một cao thủ kiếm khách, có thể phá giải hết tất cả võ học trong thiên hạ. Luyện đến cảnh giới cuối cùng có thể dùng bất cứ thứ gì làm kiếm, đạt tới cảnh giới "vô chiêu thắng hữu chiêu".
Trong Tiếu ngạo giang hồ, hai nhân vật sử dụng thành thục Độc cô cửu kiếm là Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung. Phong Thanh Dương được nhà văn Kim Dung mô tả chỉ một lần khi truyền thụ bí kíp Độc cô cửu kiếm cho Lệnh Hồ Xung và sau đó không xuất hiện nữa. Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung luyện Độc cô cửu kiếm đều chưa đạt tới tầm bất khả chiến bại như Độc Cô Cầu Bại.
Trong khi đó, Dịch cân kinh là bí kíp quan trọng hàng đầu trong những tác phẩm kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung như Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký. Dịch cân kinh cùng với Tẩy tủy kinh là một trong 2 môn công pháp trấn phái của Thiếu Lâm.Trong tiểu thuyết Kim Dung, Dịch cân kinh và Cửu dương chân kinh được xem là hai môn nội công đứng đầu thiên hạ, chỉ có thể ngang nhau chứ không có hơn kém.
Mộ Dung Bác từng thừa nhận Dịch cân kinh là thần công mạnh nhất trong thiên hạ, đương thời chỉ có Lục mạch thần kiếm của Đại Lý Đoàn Thị là có thể so sánh. Dịch cân kinh khi luyện thành ngoài nội lực vô biên, còn có khả năng khắc chế rất nhiều môn tà công bàng môn tà đạo. Nhắc đến Dịch cân kinh trong truyện Kim Dung, Du Thản Chi (trong Thiên long bát bộ) thì vô tình tập theo Dịch cân kinh mà từ hạng bét trong võ lâm trở thành cao thủ, Vô Danh thần tăng nhờ Dịch cân kinh hộ thể mà có thể chịu một chưởng của Tiêu Phong mà không hề hấn gì. Lợi hại mà Dịch cân kinh đem lại không chỉ có vậy, trong Tiếu ngạo giang hồ, người ta nhớ đến chuyện Lệnh Hồ Xung bị trọng thương chờ chết mà vẫn hồi phục nhờ Dịch cân kinh. Nhà văn Kim Dung đã tạo ra một Phương Chứng đại sư là trưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm tự. Võ công của ông đã tới mức xuất thần nhập hóa, với nội công Dịch cân kinh vô địch cộng với Thiên thủ Như Lai chưởng, ông còn trên cơ cả Nhậm Ngã Hành. Phương Chứng đại sư đã để thua Nhậm Ngã Hành cũng chỉ vì tấm lòng từ bi của mình muốn cứu Dư Thương Hải mà trúng chưởng của ông ta.
Phương Chính đại sư dùng nội lực gầm lên, Xung Hư đạo trưởng bị sốc đến mức da đầu tê dại, suýt chút nữa ngã xuống đất, Đào Cốc Lục Tiên thì lập tức ngất đi. Những người này đều có võ công cao thâm nhưng cũng không chịu nổi tiếng gầm của Phương Chứng, điều này chứng tỏ nội lực của vị đại sư này có thể mạnh nhất trong Tiếu ngạo giang hồ. Ngoài Dịch cân kinh, Phương Chứng đại sư còn có 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm và Thiên thủ Như Lai chưởng, vì vậy nếu xét về võ công ông hẳn mạnh hơn Phong Thanh Dương. Và thứ tự bảng xếp hạng võ công của 3 đại cao thủ này lần lượt như sau: Đông Phương Bất Bại, Phương Chứng đại sư, Phong Thanh Dương.