Dân Việt

Ngôi nhà cũ cải tạo theo hướng "gìn giữ kỷ niệm" có gì đặc biệt?

Nhật Hà 26/09/2023 13:00 GMT+7
Với chi phí 350 triệu đồng, ngôi nhà 1 tầng đã xuống cấp 96m2 như được “thay áo mới” khang trang hơn nhưng nét đẹp giữa tuyền thống và hiện đại vẫn được đan xen một cách hài hoà.
Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 1.

Mặt tiền ngôi nhà đẹp mang tên TP House sau cải tạo.

Ngôi nhà đẹp mang tên TP House nằm trên trục đường chính của huyện Tuy Phong, Bình Thuận. 

Ngôi nhà trước cải tạo khá cũ kĩ, được xây dựng từ năm 1960 theo lối kiến trúc truyền thống ở khu vực địa phương.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 2.

Hiện trạng ngôi nhà 1 tầng trước khi cải tạo.

Đây là kỷ niệm để lại cho con cháu nên gia chủ mong muốn cải tạo lại ngôi nhà cổ đã xuống cấp thành một không gian sạch đẹp, khang trang hơn nhưng vẫn giữ được nét đẹp thời gian. Ý tưởng thiết kế được dựa trên sự hòa trộn giữa tính hiện đại – truyền thống, sự tiếp nối của quá khứ đến hiện tại và sẽ còn tiếp diễn đến tương lai.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 3.

Ngôi nhà được lược bỏ mái ngói thay vào đó là mái bằng.

Ngôi nhà vẫn giữ kết cấu là nhà 1 tầng để hòa mình với khung cảnh kiến trúc xung quanh. Ngôi nhà đẹp được lược bỏ phần mái ngói để thay vào đó là mái bằng, với lớp áo ngoài sơn màu trắng cùng khung cửa lùa bằng gỗ gụ, thiết kế gợi nhớ về khung cảnh ngôi nhà truyền thống mộc mạc xưa hoà cùng nét hiện đại mới mẻ.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 4.

1:3 là tỉ lệ phân chia ngôi nhà nghĩa là 1 phần không gian sử dụng làm thơi thờ cúng, 3 phần dành cho sinh hoạt gia đình.

Không gian bên trong được phân chia lại khoa học hơn. Thay vì ngăn cách thành nhiều căn phòng nhỏ, 96m2 mặt sàn chỉ được chia thành hai phần không gian chính: phần không gian thờ cúng và phần không gian cho sinh hoạt gia đình theo tỉ lệ 1:3.

Nội thất như bàn, ghế, bộ tủ thờ trong phòng thờ được tái sử dụng lưu lại nhiều dấu ấn kỷ niệm xưa của gia đình. 

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 5.

Khu vực giếng trời giúp ngôi nhà đón ánh sáng tự nhiên và giúp đối lưu không khí dễ dàng hơn.

Một khoảng giếng trời được đặt khéo léo về lề trái của khu vực sinh hoạt chung, đem lại nguồn sáng tự nhiên và khoảng gió thông thoáng cho ngôi nhà.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 6.

Khu vườn nhỏ mang lại sắc xanh cho ngôi nhà.

Khu vườn nhỏ được đặt dưới khoảng giếng trời, nơi mà cây xanh, hoa lá cùng bộ bàn ghế nhỏ để gia chủ nhâm nhi thưởng trà thư giãn.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 7.

Không gian phòng khách, bếp, phòng ăn gần nhau tạo sự gắn kết.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 8.

Góc chill nho nhỏ gần với không gian phòng khách. Ánh sáng từ giếng trời hắt xuống tạo hiệu ứng ánh nắng xiên đẹp mắt.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 9.

Không gian phòng bếp và bàn ăn tuy không rộng nhưng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 10.

Phòng ngủ được thiết kế tối giản, có lối ra bên hông nhà.

Ngôi nhà cũ “lột xác” lột xác sau cải tạo - Ảnh 11.

Khu vực nhà vệ sinh cũng được thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế với 2 màu đen trắng.

Với chi phí cải tạo 350 triệu, TP House có sự hoà hợp khéo léo, nhẹ nhàng của truyền thống - hiện đại. Ngôi nhà có giải pháp thiết kế không gian thú vị không thiếu, không thừa, mang màu sắc đương đại, tươi mới phù hợp cho gia đình trẻ hoặc các gia đình truyền thống Việt hiện nay.

(Thiết kế: Sawadeesign, Ảnh: Quang Dam).