Theo Anh Tùng Design, có điều rất thú vị là ít công ty tư vấn nói về khuyết điểm hoặc đặc tính cơ lý của các loại gỗ MDF có trên thị trường trong nước.
Các hội thảo đa phần nói về ưu điểm, còn kinh nghiệm thực chiến thì rất ít. Trong khi đó người hành nghề và khách hàng lại cần kinh nghiệm thực tế rất nhiều.
Khuyết điểm của sản phẩm chỉ có người sản xuất biết, và khách hàng đã sử dụng sản phẩm vài năm mới nhận ra những khuyết điểm của gỗ công nghiệp MDF.
1. MDF chịu lực rất kém
Mặc dù chỉ số ép cao nhưng tính đàn hồi và sức bền vật liệu lại rất thấp. Vì vậy, nội thất làm bằng gỗ MDF không được bền lâu. Mặc dù nó rẻ nhưng sau vài năm người sử dụng phải làm lại thì nó lại khiến bạn mất nhiều tiền hơn.
2. MDF bắt vít kém và không tháo ra được
Bản chất MDF là ván ép bột nên khi sử dụng làm cánh tủ lớn sẽ bị mo cong cánh. Vì thế sản phẩm phải đi kèm phụ kiện chống mo.
3. Khả năng chịu ẩm kém
Mặc dù MDF chống ẩm nhưng hơi ẩm lớn, đặc trưng thời tiết khí hậu ngoài Bắc dễ làm gỗ MDF bị ẩm mốc. Làm tủ bếp dưới không nên làm MDF dù có rẻ hơn, tủ bếp cánh trên MDF rất yếu dễ bong tủ.
4. MDF không hỗ trợ chịu tải nhiều
Dù được gia công sử dụng rộng rãi cho tủ quần áo, giá sách, tủ bếp,... Nhưng khi sử dụng đặt quá nhiều trọng lượng lên tấm MDF thì không duy trì được lâu. Độ mỏi vật liệu rất kém nên MDF võng xuống.
5. MDF có hàm lượng formaldehyde gây ra ung thư phổi và gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ con người. Ở châu Âu MDF tiêu chuẩn E0, còn Việt Nam thì dừng mức E2 là chủ yếu.
6. Bụi được tạo ra trong quá trình sản xuất MDF rất độc hại cho người gia công
Người thợ nào làm việc không bảo hộ chuẩn, sau khoảng 10 năm sức khoẻ xuống nhanh, dễ mắc bệnh ung thư, viêm phế quản, tuổi thọ giảm xuống.
Trên đây là một trong những khuyết điểm của sản phẩm MDF mà Anh Tùng design đã sử dụng và trải nghiệm. Tuy nhiên việc lựa chọn các phương án thay thế còn tuỳ thuộc vào mức độ tài chính của chủ đầu tư. Việc lựa chọn vật liệu nào sử dụng cũng cần tính toán kỹ cân bằng giữa kinh tế, thẩm mỹ và chất lượng.