Cụ thể, gần 50 cán bộ, hội viên tới thăm các mô hình áp dụng kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường trên địa bàn huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình).
Đoàn tham quan, chụp ảnh tại hộ ông Phạm Thế Luân (xã Khánh Công, huyện Yên Khánh) với mô hình nuôi sâu canxi. Ảnh: HND
Điển hình như: mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, nuôi sâu canxi, nuôi trùn quế, ủ rơm rạ tại ruộng thành phân bón hữu cơ…Đây là những kỹ thuật đơn giản, dễ làm, dễ áp dụng, dễ nhân rộng. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư thấp, nhưng hiệu quả thiết thực với hoạt động chăn nuôi, trồng trọt của người nông dân.
Ông Luân nuôi sâu canxi nhằm xử lý môi trường và làm thức ăn cho đàn gà, ngan, cá...rất hiệu quả. Ảnh: HND
Ông Phạm Thế Luân là nông dân đang áp dụng một số kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ thân thiện môi trường cho biết: "Trước đây, gia đình tôi thường rắc trấu trong chuồng gà để giảm mùi hôi, nhưng hàng tuần vẫn phải quét dọn lớp trấu dưới nền chuồng".
Từ rơm rạ qua xử lý để thành phân hữu cơ tạo nguồn phân bón chất lượng cho đồng ruộng. Ảnh: HND
"Sau khi được tham gia tập huấn kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót sinh học dày do Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tổ chức, tôi đã áp dụng luôn vào mô hình nuôi gà của gia đình và thấy rất hiệu quả. Ngoài ra, tôi còn nuôi thêm sâu canxi nhằm cung cấp thức ăn cho đàn gà, qua đó nhìn con gà nào con nấy khỏe mạnh, chuồng gà không hề có mùi hôi", ông Luân cho biết thêm.