Một bộ phim nhiều tranh cãi
Đây không phải là bộ phim mang tính đột phá hay có nhiều sáng tạo nghệ thuật. Bộ phim chỉ tập trung khắc họa những vấn đề xã hội mà các bạn gen Z đang đối diện hàng ngày. Dù đạo diễn đã cố gắng cường điệu hoá theo hướng gây cười nhưng không thể phủ nhận nhiều tình tiết đã phản ánh chính xác những góc khuất có thật của giới trẻ ngày nay. Đó là lối sống phù phiếm, ngôn tình, uỷ mị và chạy theo những giá trị vật chất tầm phào như những quần áo, túi xách hàng hiệu, những chiếc điện thoại đời mới, xe máy đắt tiền và cả những chuyến du lịch sang chảnh… Đó là với gen Z. Còn với xã hội, đó là một xã hội "mạnh ai nấy lo", mọi người cố gắng bán cho được những sản phẩm, dịch vụ của mình để đem về lợi nhuận mà không mấy để ý đến việc khách hàng của mình tiếp nhận và sử dụng chúng ra sao. Tổng thể, đó dường như là một xã hội vô cảm và trong đó, mỗi người chỉ có trách nhiệm với chính bản thân mình mà thôi.
Nhiều bạn trẻ thì phản đối, cho rằng đạo diễn đã làm quá, rằng những gì diễn ra trong phim dẫu có thật nhưng ai cũng sẽ nhận ra để mà tránh. Nhưng cũng có nhiều bạn trẻ và cả bậc phụ huynh thì nhìn nhận một cách trực diện hơn, rằng đằng sau những tiếng cười là sự thật về những người trẻ vừa thiếu, vừa yếu và một xã hội chưa tròn trách nhiệm.
Những người trẻ và xã hội
Cái yếu dễ nhận thấy nhất là yếu bản lĩnh. Yếu bản lĩnh mới tìm mọi cách để thỏa mãn cảm xúc bản thân bất kể đúng sai. Yếu bản lĩnh mới chạy theo một lối sống uỷ mị, phù phiếm và ảo. Yếu bản lĩnh mới tìm mọi cách để thỏa mãn cảm xúc cá nhân mà không quan tâm đến hậu quả sau này. Còn thiếu, đó là thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, không thể làm chủ số tiền mình có, không thể sử dụng đồng tiền một cách đúng đắn, thậm chí còn đi vay nợ một cách bất chấp chỉ để thỏa mãn những nhu cầu phù phiếm. Thiếu là thiếu một kế hoạch tài chính rõ ràng khi vay nợ.
Còn với xã hội, ai cũng có quyền nghĩ tới lợi nhuận trước tiên, kể cả những người kinh doanh tiền. Nhưng một xã hội hiện đại là một xã hội mà lợi nhuận không phải là tất cả, người bán cũng cần có phải có trách nhiệm với khách hàng của mình. Trong phim, những người đứng ra cho nhân vật chính vay tiền đều chưa thể hiện được trách nhiệm này. Họ chỉ hướng tới việc nhanh chóng giải ngân, nhanh chóng thu lời và khi nhận thấy rủi ro là nhanh chóng thu hồi vốn bằng mọi giá. Đây cũng chính là thực trạng của xã hội chưa tròn trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm với người trẻ.
Thông điệp về con người, về trách nhiệm
Bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, ngoài việc lột tả chân thật thực tế xã hội, nó còn phải đưa ra những giải pháp. Bộ phim này cũng vậy, cũng gửi cho người xem hai thông điệp rất đáng chú ý.
Thông điệp đầu tiên - "Chỉ vay khi thực sự cần". Thoạt nghe, điều này có vẻ đi ngược lại mong muốn của các ngân hàng, công ty tài chính nhưng ngẫm lại, đây chính là thông điệp nhân văn và phù hợp với những gì mà gen Z đang trải qua. Xã hội có rất nhiều người sẵn sàng cho vay để thu lợi nhuận nhưng khách hàng cần cân nhắc, chỉ nên vay tiền để sử dụng vào những mục đích chính đáng và khi vay, cần có kế hoạch trả nợ rõ ràng. Đó mới là trưởng thành, đó mới là có trách nhiệm với chính mình. Việc vay tiền bừa bãi rồi tạo ra nợ xấu, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và tương lai là thiếu trách nhiệm với chính mình.
Thông điệp thứ hai - "Cho vay có trách nhiệm". Cho vay để khách hàng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống là việc làm tốt. Tuy nhiên, người cho vay cũng cần thể hiện rõ trách nhiệm của mình thông qua việc cho vay đúng mục đích, cung cấp các gói vay phù hợp với hoàn cảnh của khách, cho vay số tiền phù hợp với khả năng trả nợ của khách. Đây là những việc mà chuỗi cầm đồ F88 đã luôn áp dụng trong gần 10 năm nay. Đây cũng là "bí quyết" giúp F88 đứng vững trong những thị phi để phục vụ gần 4 triệu lượt khách hàng trong nhiều năm qua.