1. Nhà Hạ (2070 TCN - 1600 TCN)
Nhà Hạ là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại này được thiết lập bởi vị vua huyền thoại Hạ Vũ (Đại Vũ), trải qua hơn 500 năm trị vì đất nước với hơn 17 đời vua.
Nhà Hạ là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại này được thiết lập bởi vị vua huyền thoại Hạ Vũ (Đại Vũ), trải qua hơn 500 năm trị vì đất nước với hơn 17 đời vua.
Nhà Hạ là triều đại đầu tiên biết đến tưới tiêu đồng ruộng, có đồng đúc và một lực lượng quân đội hùng hậu.
Đây là triều đại đầu tiên được ghi lại thành văn trong sử sách các triều đại Trung Quốc. Kinh đô của nhà Thương thuộc An Dương ở tỉnh Hà Nam ngày nay. Hai đóng góp lớn lao của triều đại này là phát triển hệ thống chữ viết trên vỏ sò (chữ Giáp cốt) và kỹ thuật luyện kim đồ đồng văn (hóa đồng xanh). Đồng thời khảo cổ học Trung Quốc cũng chứng minh vào thời nhà Thương nền văn minh Trung Quốc phát triển đến trình độ tương đối cao. Ảnh: Cổ vật bằng đồng thời nhà Thương.
Nhà Chu tồn tại lâu đời hơn bất cứ triều đại nào trong lịch sử Trung Quốc (hơn 1.000 năm).
Trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện các nông cụ làm bằng sắt, từng bước phổ biến dùng trâu kéo cày, phát triển sự nghiệp thủy nông, sản lượng cây trồng được nâng cao. Người dân đã dùng tiền đúc. Ngoài ra, Đạo Khổng và đạo Lão đã xuất hiện trong triều đại này.
Năm 221, Tần Thủy Hoàng trở thành vị vua đánh dấu khởi đầu của đế quốc Trung Quốc. Trải qua hơn 2.000 năm nô lệ, nhà Tần là triều đại phong kiến tập quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Chế độ quân huyện do nhà Tần sáng lập đã trở thành định chế trong lịch sử Trung Quốc. Đặc biệt, nhà Tần thống nhất chữ viết (vì trước nhà Tần mỗi nước nhỏ có một chữ riêng khiến khó khăn trong việc trao đổi văn hóa).
Ngoài ra, nhà Tần còn thống nhất dụng cụ đo lường trong cả nước về thước đo, dung tích, trọng lượng ( cũng giống như văn tự mỗi nước có một hệ thống riêng gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế). Bên cạnh đó nhà Tần còn thống nhất đồng tiền và pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế quốc gia, cũng như để tăng cường sức mạnh địa vị của chính quyền trung ương. Mặc dù, triều đại chỉ tồn tại 15 năm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến các triều đại sau của Trung Quốc.
5. Nhà Hán (202 TCN - 220)
Triều Hán là triều đại vĩ đại, hoàng kim trong lịch sử Trung Hoa, trải dài hơn 400 năm. Chính sách "cùng nghỉ với dân" được nhiều vị vua trong triều đại này thực thi giúp cho nhân dân an cư lạc nghiệp, đất nước ổn định chính trị. Cùng với nền kinh tế ổn định, nhà Hán có ngành thủ công, thương nghiệp, văn nhân nghệ thuật cũng như khoa học tự nhiên phát triển vượt bậc.
Điển hình là Trương Hoành đã chế tạo ra các thiết bị khoa học như "Hồn thiên nghi" "Địa động nghi"… Đồng thời, kĩ thuật làm giấy của người Hán trở thành một trong bốn phát minh còn đến ngày nay. Đặc biệt, hệ tư tưởng Nho giáo đã trở thành phương lược trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay.
6. Nhà Đường (618 - 907)
Nhà Đường là một trong những đế quốc hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa. Dưới sự trị vì của các vua Đường, kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự đều đạt đến trình độ cao không triều đại nào sánh được.
Ví dụ, về lãnh thổ, ở giai đoạn cực thịnh nhà Đường có lãnh thổ rộng gấp đôi nhà Hán. Về thơ ca, nhà Đường có nền thơ ca huy hoàng chói lọi điển hình Lý Bạch, Đỗ Phủ.
Về kinh tế, thương nghiệp có nhiều khu thành thị thuộc loại lớn trên thế giới buôn bán lớn sầm uất như: Tô Châu, Thành An, Dương Châu.
7. Nhà Tống (960 - 1279)
Đạt được nhiều thành tựu trong nền kinh tế phồn thịnh và văn hóa rực rỡ, nhà Tống được xem như giai đoạn hoàng kim trong lịch sử Trung Quốc kế sau nhà Đường. Đây là triều đại đầu tiên trên thế giới cho lưu hành chính thức tiền giấy. Đồng thời, nhà Tống được coi là thời đại dùng thuốc súng đầu tiên, cũng như triều đại nhân thức sâu sắc về sử dụng la bàn phục vụ cho cuộc sống.
8. Nhà Minh (1368 - 1644)
Đây là một trong những triều đại ổn định nhất trong lịch sử các triều đại Trung Quốc. Triều Minh nổi tiếng với hoạn quan Trịnh Hòa (thái giám dưới triều vua thứ năm nhà Minh)- người đã chỉ huy các chuyến thám hiểm được gọi chung là các chuyến đi của " Thái giám Tam Bảo hạ tây dương" (tới Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương) từ năm 1405 tơi 1433. Dưới triều đại nhà Minh, nền văn chương đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng"Tây Du Ký".
9. Nhà Thanh (1644 - 1912)
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, trị vì đất nước từ năm 1644 -1912. Nắm quyền cai trị đất nước trong gần ba thế kỉ, nhà Thanh giành được thành tựu to lớn về văn hóa. Ví dụ, nhiều nhà tư tưởng kiệt xuất được sản sinh như Cố Viêm Vũ, Đới Chấn... cũng như các nhà văn học nghệ thuật như Tào Tuyết Cần, Ngô Kính Tử, Thạch Đào.
Về mặt sử học, triều đại này cũng thu được thành quả rực rỡ với sự xuất hiện của nhiều nhà khảo cứu lịch sử biên soạn nhiều bộ sách lớn như "Tứ Khố Toàn Thư", "Cổ kim đồ thư tập thành"... Lĩnh vực khoa học - kỹ thuật cũng phát triển rực rỡ, trong đó nổi bật nhất là thành tựu kiến trúc.