Vào thời phong kiến, có nhiều hình phạt tra tấn được áp dụng nhằm mục đích chính là để lấy lời khai. Đơn cử như thập đại cực hình (hay 10 hình thức tra tấn) được sử dụng trong thời nhà Thanh. Cụ thể, 10 hình thức tra tấn này được đánh giá là là những hình phạt nặng nhất và vô cùng tàn khốc. Trong đó có thể kể đến như hình phạt lột da, ngũ mã phanh thây, lăng trì, chém eo,...
Điểm chung của những hình phạt này đều khiến cho tội phạm sống không bằng chết. Do đó, phần lớn các phạm nhân khi nghe thấy những hình phạt tra tấn trên đều vô cùng sợ hãi, có người còn lập tức nhận tội.
Xử chém đầu đôi khi còn là cái chết nhẹ hơn nhiều so với những hình phạt tra tấn trên, đặc biệt là phạt lăng trì. Hình phạt này được thực hiện rất đáng sợ, khiến phạm nhân chỉ muốn chết cho xong vì vô cùng đau đớn.
Chẳng hạn, Khang Tiểu Bát, người cuối cùng bị xử lăng trì trong lịch sử Trung Quốc, là một minh chứng. Theo đó, Khang Tiểu Bát là một tên thổ phi khét tiếng hoành hành khắp vùng Bắc Kinh – Thiên Tân. Hắn không những cướp tiền của triều đình mà lời lẽ còn rất ngông cuồng. Sau khi bị bắt về quy án và bị thẩm vấn, Khang Tiểu Bát còn đòi "làm nhục" Từ Hi Thái hậu.
Tin tức này đã nhanh chóng truyền đến tai của Từ Hi Thái hậu. Bà lập tức hạ lệnh lăng trì Khang Tiểu Bát cho đến chết và đặc biệt là không hẹn chế về số đao.
Trên thực tế, theo luật của nhà Thanh, phạm nhân bị xử lăng trì thì nhiều nhất cũng chỉ 3.600 đao. Tuy nhiên, vào năm 1905, Khang Tiểu Bát bị xử lăng trì tới 3784 đao cho đến chết.
Bên cạnh thập đại cực hình trên, các ghi chép lịch sử còn chỉ là một hình thức tra tấn đáng sợ khiến phạm nhân nửa sống nửa chết. Đó là hình thức tra tấn có tên là "Nhị long thổ tu" – "Nôn ra râu rồng". Hình phạt này có yêu cầu là phạm nhân phải ăn 2 bát mỳ.
Thoạt đầu mới nghe ai cũng cho rằng đây là hình phạt đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng thực chất quy trình thực hiện và kết quả lại không như vậy.
Ban đầu, phạm nhân sẽ không bị đánh đập, nhưng lại không được cho ăn. Thay vào đó, họ chỉ được uống một ít nước để duy trì chút sự sống. Sau khi bị bỏ đói ít nhất từ 2 – 3 ngày, cơ thể của phạm nhân rơi vào tình trạng suy sụp, đói không chịu nổi, đầu óc mê man.
Đúng lúc này, cai ngục mang ra 2 bát mỳ nóng hổi thơm ngon tới. Phạm nhân lúc này được thả ra lập tức lao tới chỗ 2 bát mỳ mà ăn ngấu nghiến vì quá đói. Tuy nhiên, 2 bát mỳ này chưa được nấu chín hẳn nên rất khó tiêu hóa, gây khó chịu cho dạ dày, đặc biệt là với người bị bỏ đói nhiều ngày.
Khi phạm nhân đang ăn dở hai bát mỳ thì cai ngục tới treo ngược lên khung, đồng thời trói tay chân và đặt thẳng đứng xuống. Chẳng mấy chốc, mặt của phạm nhân sẽ sưng và tím tái lên, bụng khó chịu, lượng mỳ ở trong dạ dày cũng nhanh chóng tìm đường ra ngoài thông qua khoang mũi hoặc miệng.
Với hình phạt này, thậm chí cả khi những sợi mỳ mà phạm nhân ăn may mắn có thể được tiêu hóa trong dạ dày, khó có thể trào ra khỏi miệng thì chúng vẫn có thể bị sặc trong khoang mũi. Điều này khiến phạm nhân cực kỳ khó chịu, cảm thấy ngạt thở, mặt tím tái. Do mỳ thường được tuôn ra ở mũi nên hình thức tra tấn này mới được gọi là "Nhị long thổ tu" – "Nôn ra râu rồng".
Bị treo ngược xuống dưới sau khi ăn mỳ khiến phạm nhân bị sặc mì, khó thở đến mức chỉ muốn chết là xong. Chính vì vậy, rất ít người có thể sống sót khỏi hình phạt tra tấn này.