Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao, thức ăn chiếm từ 50 – 60 % tổng chi phí giá thành, do đó cần quản lý lượng thức ăn phù hợp cho tôm nuôi. Với kỹ thuật nuôi tôm nhiều giai đoạn như hiện nay (2 – 4 giai đoạn), từng giai đoạn nuôi, điều chỉnh lần ăn, lượng ăn, hàm lượng đạm, theo phát triển của tôm. Trong chương trình hôm nay, hãy cùng Sổ tay Nhà nông tìm hiểu lượng thức ăn cho tôm theo từng giai đoạn.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Quản lý lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng theo từng giai đoạn
Giai đoạn ương tôm trong trại vèo, bể ương trong nhà kính, hồ ương hình tròn nổi, có mái che, diện tích 300 – 500m3, mức nước sâu 0.8 – 1.0m.
Thời gian ương kéo dài trung bình từ 18 – 20 ngày với mật độ ương: 2.000 – 4.000 con giống/m3 hoặc 6.000 – 12.000 con/m3 (2 - 4 PL/lít nước hoặc 6 – 12 PL/lít). Khi mới thả tôm ra hồ ương, thức ăn cho tôm giống sử dụng gồm thức dạng bột, dạng mảnh, 1 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 40 – 41%, định lần ăn trong giai đoạn này, cho tôm giống ăn 7 – 9 lần/ngày.
Khi thu tôm, trước khi san, chuyển, cần cân chính xác khối lượng tôm sau khi ương, trọng lượng thân tôm, xác định chính xác tỷ lệ sống, cỡ tôm. Thông thường, tôm ương sau 20 ngày, đạt size trung bình 1.500 – ≤ 1.300 con/kg.
Giai đoạn này, tôm nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8m, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày. Mật độ thả nuôi: 500 - 700 con/m2.
Thức ăn cho tôm lứa có các kích thước: 1.2 mm; 1.4 mm; 1.7 mm. Ngoài ra, hàm lượng đạm trong thức ăn từ 42 – 43%, trong giai đoạn này, định lượng thức ăn cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.
Ngày thứ 25, cho ăn 2 - 2,5 kg/100.000 giống/lần. Từ ngày thứ 30 cho ăn 4 - 6 kg/100.000 giống/lần, lượng ăn trên cần căn cứ thêm sức khoẻ tôm, thời điểm tôm lột xác, chất lượng môi trường, diễn biến thời tiết, khí hậu, điều chỉnh theo thực tế, tăng, giảm lần ăn cho phù hợp, không cần giảm lượng ăn/lần, nếu tăng, mỗi lần tăng 300 – 500 g/ngày.
Nuôi trong hồ vuông lót bạt, ao tròn nổi, diện tích hồ nuôi 1.200 – 1.500 m2, mức nước sâu 1.5 – 1.8m, thời gian nuôi kéo dài 30 ngày. Mật độ thả nuôi: 200 - 300 con/m2, thức ăn cho tôm lứa sử dụng gồm các size dạng 1.7 mm; 2.0 mm. Hàm lượng đạm trong thức ăn từ 43 – 45%, trong giai đoạn này, cho tôm lứa ăn 5 – 6 lần/ngày.
Canh nhá, sàng ăn, siphon đáy, hố ga, cân trọng lượng thân tôm, điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn cho tôm. Trung bình, cứ 1 tấn tôm ăn 40kg thức ăn/ngày.
Từ giai đoạn 2, 3, tôm khoẻ, trung bình cứ 1 tấn tôm, cỡ tôm ≥ 100 – ≤ 150 con/kg, ăn 13 -14 kg/lần (ăn 6 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 100 – ≤ 80 con/kg, ăn trung bình 8-10 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). Tôm cỡ ≤ 80 – ≤ 70 con/kg, ăn trung bình 7- 8 kg/lần (ăn 5 lần/ngày). Nên cho tôm ăn đủ, tốt nhất là cho ăn hơi thiếu, không cho tôm ăn dư, tôm dễ bị đường ruột, gan tụy, ốp thân, ngơi tôm.
Khi thấy tôm ăn mạnh hơn bình thường, ăn nhiều, ăn nhanh hơn bình thường cần giảm ngay lượng ăn, theo dõi sát bầy tôm. Đây là dấu hiệu cho thấy tôm chuẩn bị có vấn đề về sức khỏe, bệnh tật, thường là bệnh đường ruột, gan tụy. Sau 30 ngày nuôi, có thể tỉa bớt hoặc san, giãn thưa mật độ nuôi xuống 100 - 150 con/m2, để nuôi tôm về size lớn, tăng giá trị hàng hóa khi xuất bán (giai đoạn 4).
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Email: sotaynhanong.danviet@gmail.com