Từ xưa đến nay, Hoàng đế có thể coi là nghề nghiệp thoải mái nhất, chẳng những có thể tùy ý ra lệnh cho người khác, hưởng thụ những đãi ngộ tốt nhất trong thiên hạ mà còn sở hữu tam cung lục viện rất nhiều phi tần. Có thể nói là trong tay không chỉ có quyền lực mà còn được hưởng thụ các mỹ nữ trong thiên hạ mà không phải ai cũng có được. Nhưng vào thời kỳ Nam Bắc triều nhà Tống, có một người phụ nữ cũng đã hưởng thụ được loại đãi ngộ này, chính là con gái của Hiếu Vũ Đế - Lưu Sở Ngọc, còn được gọi là Sơn Âm Công chúa.
Vào tháng 5 năm 464 sau Công Nguyên, em trai của Sơn Âm Công chúa là Lưu Tử Nghiệp kế vị, trong lịch sử gọi là Phế đế. Lưu Tử Nghiệp hoang dâm vô độ, là một trong số những hoàng đế trụy lạc nhất trong lịch sử Trung Quốc, có thể nói là Hoàng đế ham mê sắc đẹp, sống trụy lạc nhất từ trước đến nay trong lịch sử hoàng quyền Trung Quốc. Hắn không chỉ tuyển chọn những mỹ nữ trong dân gian mà còn cưỡng đoạt lấy phi tử của cha mình, thậm chí đến cả người thân thích của mình cũng đều không hề buông tha.
Lưu Tử Nghiệp còn có mối quan hệ loạn luân với chính cô ruột của mình là Tân Thái công chúa dù cô đã sớm gả cho tướng quân Hà Mại. Lưu Tử Nghiệp đã cho gọi cô vào cung để giở trò dâm loạn muốn giữ cô ở lại trong cung nên đã phái người hạ độc một cung nữ trong cung rồi đem thi thể đến cho Hà Mại nói rằng Tân Thái công chúa đột nhiên bị bệnh qua đời.
Hà Mại không thể chịu đựng được mối hận bị cướp vợ này liền lập mưu tạo phản lật đổ Lưu Tử Nghiệp. Đáng tiếc lại bị Lưu Tử Nghiệp biết được dẫn đến tai họa tru diệt của gia tộc. Thế nhưng sau đó Tân Thái Công chúa lại phải đổi thành họ Tạ, vĩnh viễn ở trong cung hầu hạ cho chính cháu trai của mình. Câu chuyện loạn luân như vậy Lưu Tử Nghiệp còn làm ra rất nhiều bởi chỉ cần là thứ mà hắn vừa ý thì bất luận có vi phạm đạo đức hay không thì hắn đều mặc kệ.
Ở phương diện này thì Sơn Âm Công chúa cũng chỉ có hơn chứ chẳng kém em trai của mình. Vốn là chị gái của Lưu Tử Nghiệp, tình cảm chị em của cả hai cũng rất tốt, hai người còn cùng ăn cùng ngủ, so với vợ chồng thì thật không khác là mấy. Thậm chí cả hai cũng chẳng chút e dè, né tránh. Đối với người chị gái xinh đẹp như hoa trước mắt, Lưu Tử Nghiệp lúc nào cũng nghe lời, nói gì cũng làm theo. Trong một lần sau khi hầu hạ Lưu Tử Nghiệp, Sơn Âm Công chúa liền đưa ra yêu cầu: "Ta và bệ hạ tuy nam nữ khác biệt nhưng đều là con cháu tiên đế. Bệ hạ lại có lục cung vạn sổ còn ta chỉ có duy nhất một phò mã. Chuyện này thật không công bằng".
Ý nghĩa trong lời nói của Sơn Âm Công chúa rằng chúng ta tuy rằng trai gái khác nhau nhưng đều là con của phụ thân, tại sao ngươi có thể có nhiều người phụ nữ bên cạnh trong cung như vậy để hưởng thụ mà ta chỉ có thể có một người đàn ông. Chuyện đó đối với Sơn Âm chính là điều không công bằng.
Lưu Tử Nghiệp cho rằng lời nói của công chúa có lý liền lập tức tiến hành tuyển chọn ra 30 người thiếu niên tuấn tú, ngoại hình hoàn mỹ đưa đến phủ công chúa để cô hưởng thụ. Sơn Âm công chúa cũng không có chút khách khí liền vui vẻ nhận hết về phủ của mình, đem hết những người đàn ông này đều nạp thành nam sủng bên cạnh hầu hạ mình, đây cũng chính là "Trai lơ (đĩ đực)" mà người đời sau thường nói.
Vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, một người Công chúa Trung Quốc lại vượt qua đạo lý cùng quyền lực mà có được cho mình quang minh chính đại 30 tên nam thiếp trong phủ đúng là có một không ai. Thế nhưng, Sơn Âm vẫn như thế lòng tham không đáy, tuy rằng trong nhà có hơn 30 gã đàn ông trai tráng, trẻ trung, khỏe mạnh làm nam sủng mà cô vẫn không vừa lòng, trong lòng cô lại luôn mê đắm Chử Uyên là một mỹ nam tử thời đó.
Vào thời Nam Tống khi đó có hai mỹ nam tử ngoại hình và tài năng hơn người, một là phu quân của Sơn Âm Công chúa - Hà Tập, người còn lại chính là Chử Uyên. Theo vai vế thì Chử Uyên có thể tính là chú của Sơn Âm Công chúa, sở hữu tướng mạo khôi ngô, dáng vẻ phi phàm, có thể nói là hơn người. Mỗi lần tan triều các đại thần đều phải để Chử Uyên đi xa rồi mới từ từ rời đi.
Chẳng trách vì sao mà Sơn Âm Công chúa lại đối với Chử Uyên luôn thèm muốn, nàng khẩn cầu Lưu Tử Nghiệp để cho Chử Uyên hầu hạ mình vui vẻ vài ngày. Tuy nhiên, Lưu Tử Nghiệp biết rằng Chử Uyên vốn chính trực, ngay thẳng nên không dám trắng trợn đưa ra yêu cầu như thế mà chỉ để hắn phụng chỉ đi một chuyến đến phủ công chúa.
Nhìn thấy Chử Uyên xuất hiện, Sơn Âm công chúa đã cố hết sức dùng mọi cách dụ dỗ chàng nhưng suốt mười mấy ngày Chử Uyên vẫn không thay đổi tâm ý, không chút nào bị Công chúa mê hoặc. Công chúa cuối cùng cực kỳ buồn bực châm biếm hắn hình dáng thì giống đàn ông nhưng làm việc lại không có chút giống đàn ông. Trong khi đó, Chử Uyên cũng chế nhạo lại nói rằng hắn tuy khờ cũng không làm chuyện vi phạm luân lý. Sau khi uy hiếp, dụ dỗ, làm mọi cách vừa đấm vừa xoa đều không có chút hiệu quả gì, Sơn Âm Công chúa chỉ có thể đem Chử Uyên thả ra khỏi phủ công chúa.
Thế nhưng sau đó nàng cũng không hề từ bỏ thói hoang lạc, cộng thêm chỗ dựa có đệ đệ là Hoàng đế nên càng không hề kiêng dè, ngày càng trơ trẽn. Phàm là người đàn ông nào mà cô để mắt đến liền sẽ tìm cách dụ dỗ về phủ công chúa để hưởng lạc. Tuy nhiên, ngày tháng trụy lạc của chị em Lưu Tử Nghiệp cũng không quá dài, cung nữ và thị vệ bị họ làm nhục đã đứng lên vùng dậy phản kháng. Lưu Tử Nghiệp vì vậy mà bị ám sát, triều đại đổi chủ mới.
Sau khi Hoàng đế mới đăng cơ, chuyện đầu tiên làm chính là diệt trừ những thế lực cũ, vốn là tỷ tỷ của Lưu Tử Nghiệp nên Sơn Âm Công chúa không thể may mắn thoát khỏi, bị đưa vào danh sách tru diệt. Vào lúc Sơn Âm Công chúa qua đời có lẽ cũng chỉ mới 22 hay 23 tuổi, đồng thời phu quân cùng các nam sủng của công chúa cũng bị diệt khẩu, tuẫn táng theo Sơn Âm Công chúa.