Dân Việt

Trong Tây Du Ký, tại sao gậy Như Ý chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không?

PV 14/01/2024 11:31 GMT+7
Ngay từ khi gặp Tôn Ngộ Không, gậy Như Ý đã phát sáng. Sau đó, thần khí này chỉ nghe lời con khỉ, phóng to, thu nhỏ.

Sau khi Tôn Ngộ Không đi học nghệ về, hàng ngày không có việc gì làm nên thích lang thang khắp Tam Giới. Sau này, khi nhìn thấy người khác có vũ khí, con khỉ cảm thấy ghen tị. Hắn cho rằng mình cũng cần một vũ khí bằng không sẽ mất mặt.

Gặp khó khăn về tài nguyên, không biết đi tìm vũ khí ở đâu nên cả ngày Tôn Ngộ Không ở trong Hoa Quả Sơn buồn bực. Một con khỉ già trong đám nhận ra ý định của Tôn Ngộ Không nên rỉ tai hắn rằng Đông Hải có một kho bảo vật rất tốt. Sau đó, Tôn Ngộ Không theo lời khuyên mà tới đó tìm.

Trong Tây Du Ký, tại sao gậy Như Ý chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không?- Ảnh 1.

Tôn Ngộ Không tìm đến Đông Hải để chọn vũ khí, cuối cùng gặp được gậy Như Ý. Ảnh: Internet

Cưỡi Cân Đẩu Vân, Tôn Ngộ Không tới Đông Hải trong một thời gian ngắn, Đông Hải Long Vương thấy Tôn Ngộ Không có ý muốn tìm bảo vật thì đã đưa hắn tới kho chứa vũ khí của mình. Mặc dù lão Long Vương có nhiều vũ khí, nhưng đáng tiếc Tôn Ngộ Không lại chẳng chọn được gì bởi bất kỳ vũ khí nào hắn cầm lên cũng thấy nhẹ. Thậm chí, thần kiếm Phương Thiên Họa Kích nặng 6-7 nghìn cân vẫn thấy nhẹ. Vì vậy, hắn hỏi lão Long Vương còn bảo bối gì nữa, cuối cùng, Long Vương đưa hắn đến trước "Định hải thần châm" lớn nhất Đông Hải.

Người ta kể rằng khi Tôn Ngộ Không xuất hiện trước cây gậy này, nó đột nhiên phát ra ánh sáng, như thể đang chờ đợi thời khắc này. Cây gậy to lớn, một mình Tôn Ngộ Không không thể ôm được. Vì vậy, con khỉ mới lẩm bẩm: "Nếu có thể nhỏ một chút thì tốt". Không ngờ cây gậy thực sự nhỏ lại. Dưới lệnh của Tôn Ngộ Không, cây gậy trở nên nhỏ dần, cuối cùng trở thành một cây kim bé xíu.

Tôn Ngộ Không nghiệm thấy cây gậy sắt này thực sự không tồi, nên đã mang nó rời đi. Vậy tại sao cây gậy Như Ý này ở Đông Hải nhiều năm mà lại nghe lời Tôn Ngộ Không? Thực tế, bí mật này liên quan đến chủ nhân trước đây của nó.

Trong Tây Du Ký, tại sao gậy Như Ý chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không?- Ảnh 2.

Ngay khi gặp Tôn Ngộ Không, thần khí này đã phát sáng. Ảnh: Internet

Người tạo ra gậy Như Ý là Thái Thượng Lão Quân của Thiên Cung nên rất nhiều người cho rằng ông là chủ nhân trước đây của nó. Trên thực tế, điều này không chính xác. Thái Thượng Lão Quân chỉ là người chế tạo ra gậy chứ không sử dụng nó.

Chủ nhân thực sự của gậy Như Ý là Đại Vũ. Khi đó, để chống lụt, Đại Vũ đã để lại cây Như Ý Kim Cô Bổng mà Thái Thượng Lão Quân tặng dưới đáy biển. Từ đó, cây gậy trở thành bảo vật bảo vệ Đông Hải. Đại Vũ là chủ của gậy Như Ý nhưng sao cây gậy nghe lời Tôn Ngộ Không?

Có người nói rằng khi đó để chống lũ lụt, Đại Vũ ngày nào cũng đi lại bên bờ sông, không thèm về nhà, thậm chí đi qua nhà cũng không có thời gian ghé vào. Việc làm của Đại Vũ tốt cho dân nhưng gia đình ông lại không nghĩ vậy. Để gặp được chồng sớm nhất có thể, vợ Đại Vũ hàng ngày đều đứng ở cổng làng chờ chồng. Cuối cùng, chị biến thành một tảng đá vọng phu.

Sau đó, tảng đá đã được người khác chuyển lên Hoa Quả Sơn, rồi hòa với đá ngũ sắc để vá trời. Tảng đá sau nhiều năm hấp thụ tinh hoa đất trời, đã sinh ra Tôn Ngộ Không. Cho nên xét sâu xa, Tôn Ngộ Không và Đại Vũ có mối quan hệ mật thiết. Khi Tôn Ngộ Không xuất hiện trước gậy Như Ý, nó tỏa sáng. Và đó là lý do gậy Như Ý chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không.

Trong Tây Du Ký, tại sao gậy Như Ý chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không?- Ảnh 3.

Gậy Như Ý chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không, tại sao? Ảnh: Internet

Thực tế, trong bản gốc, còn có cách lý giải khác: Người chế tạo ra gậy Như Ý là Thái Thượng Lão Quân. Viên đá sinh ra Tôn Ngộ Không cũng được đệ tử của Thái Thượng Lão Quân mang lên núi Hoa Quả. Gậy Như Ý thực chất là do ông chế tạo riêng cho Tôn Ngộ Không, bên trong có mật khẩu. Khi Tôn Ngộ Không đến, cây gậy đã tự kết nối với chủ nhân. Vì vậy, nó chỉ nghe lời Tôn Ngộ Không.

Nhưng để che mắt người khác, sau khi Lão Quân chế xong gậy, ông đã giao cho Đại Vũ dùng để trị thủy. Sau đó, Đại Vũ để nó lại Đông Hải, gần Hoa Quả Sơn, chờ ngày hội ngộ chủ nhân thực sự.